Ấn tượng với nguyệt thực siêu trăng xanh hiếm gặp

31/01/2018 22:00 GMT+7

Những người yêu thiên văn ở Bắc Mỹ, Hawaii, Trung Đông, Nga, Ấn Độ và Úc đã có cơ hội thưởng lãm sự kiện siêu trăng cực hiếm hơn 150 năm mới xuất hiện một lần.

Vào đêm 31.1 (giờ VN), một cuộc trình diễn ngoạn mục xuất hiện trên bầu trời, với mặt trời, Trái đất, mặt trăng cùng nằm trên một đường băng tạo thành hiện tượng nguyệt thực toàn phần, vào thời điểm chị Hằng ở điểm gần nhất trên quỹ đạo quanh Trái đất, tức siêu trăng.
Đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng, mà theo thuật ngữ gọi là trăng xanh, dù vệ tinh tự nhiên của Trái đất chẳng khi nào tỏa ánh sáng xanh.
Tên gọi cho tổ hợp trên là “nguyệt thực siêu trăng xanh”.
Siêu trăng ở Los Angeles, Mỹ Reuters
Nhờ điều kiện thời tiết tốt, Bờ Tây Mỹ, Alaska và Hawaii đều chiêm ngưỡng hoàn toàn quá trình này, từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc, theo AFP dẫn lời chuyên gia mặt trăng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ Gordon Johnston.
Những người ở Hawaii, Úc và Đông Á cũng có cơ hội xem toàn bộ nguyệt thực, kéo dài 1 giờ 16 phút.
Siêu trăng ở St.Petersburg, Nga Reuters
Nếu bỏ lỡ dịp này, phải chờ đến ngày 31.12.2028 hiện tượng trên mới lập lại, dù khi đó mặt trăng sẽ không sáng như bây giờ vì không ở quá gần địa cầu.
Xem siêu trăng ở Jakarta, Indonesia AFP
Lần kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 31.1.2037.
Trang Nasa.gov truyền trực tiếp toàn bộ quá trình, bắt đầu từ 5 giờ 30 đến 10 giờ ET (tức 17h30 đến 22 giờ đêm 31.1 giờ VN).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.