Nhiều người chỉ chú ý vào một khía cạnh là hạ cholesterol máu và phần lớn là hy sinh các món khoái khẩu để thực hiện mục tiêu này. Trong khi đó, các chuyên gia về tim mạch lại khuyên rằng, để có một trái tim khỏe mạnh, không nhất thiết phải kiêng khem quá khắt khe, nếu thực hiện được các mục tiêu trong việc ăn uống.
Giảm đáng kể lượng mỡ trong chế độ ăn
Không phải vô tình mà điều khuyến cáo đầu tiên liên quan đến chất béo trong chế độ ăn. Ăn quá nhiều chất béo đưa đến 2 vấn đề nghiêm trọng: tăng cholesterol và béo phì, cả hai yếu tố đều làm tăng nguy cơ bệnh tim. Chế độ ăn nhiều mỡ cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường và ung thư đại tràng.
Vì những lý do đó cần giảm lượng mỡ trong chế độ ăn uống dưới 30% tổng năng lượng, và đặc biệt, lượng chất béo bão hòa xuống dưới 10%. Chất béo bão hòa cần phải hạn chế và nó trực tiếp làm tăng cholesterol máu và gây chứng xơ vữa động mạch.
Giảm lượng cholesterol
Tăng cholesterol là một yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh mạch vành. Khi cholesterol máu lên 20ml/dl nguy cơ bệnh tim tăng vọt. Trên quan điểm thiết thực, điều trị hàng đầu của tình trạng tăng cholesterol là giảm tiêu thụ chất béo bão hòa lẫn cholesterol.
Tăng lượng chất bột chiếm 50 - 55% tổng số năng lượng
Chất bột đặc biệt là chất bột phức hợp trong trái cây, các loại rau và các loại hạt là cốt lõi của chế độ ăn lành mạnh. Nguồn quan trọng của các tinh bột phức hợp là các sản phẩm nguyên hạt như bánh ngũ cốc (thường dùng để ăn sáng), cơm, các loại mì ống và bánh mì.
Ngoài việc cung cấp các tinh bột phức hợp, các loại rau quả, trái cây và hạt nguyên vỏ còn chứa nhiều chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch, ví dụ như các chất xơ. Tình trạng ăn thiếu chất xơ có liên hệ rõ ràng với tăng nguy cơ bệnh tim. Mọi người cần 25g chất xơ từ thức ăn tự nhiên mỗi ngày và sự thật đáng buồn là phần lớn mọi người chỉ ăn 50% trong số đó.
Giảm lượng muối
Mặc dù các hướng dẫn dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối tối đa tiêu thụ mỗi ngày là 3g, 1 người lớn trung bình ăn gấp đôi số này (từ 6 đến 8g mỗi ngày). Phần lớn dưới dạng muối rắc thêm vào trong lúc ăn, mặc dù trong thức ăn chế biến sẵn cũng đã chứa nhiều muối.
Trái cây và rau quả còn chứa nhiều chất giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư, bao gồm cả các chất chống oxy hóa. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ có 10% dân chúng đạt được mức này. |
Hạn chế lượng đạm ở khoảng 15% tổng số năng lượng
Đối với người mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng. Khuyến cáo được đưa ra đối với người bình thường là lượng đạm cần chiếm 30% tổng số năng lượng.
Uống ít rượu
Nếu bạn uống rượu thì nhớ uống ít. Rượu có tác dụng phức tạp đối với sức khoẻ tim mạch. Uống rượu ít hiện đã chứng minh là làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim.
Lý do tại sao việc uống rượu ít có thể làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim có thể được giải thích qua hai tác dụng của rượu. Thứ nhất, rượu làm tăng nồng độ HDL trong máu (loại cholesterol tốt), giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Thứ hai, vài loại rượu có khả năng hạn chế sự đông máu là quá trình nguy hiểm đưa đến cơn đau tim.
Hiện người ta chưa xác định chính xác chất nào có trong rượu vang đỏ có tác dụng hạn chế đông máu nói trên, nhưng có một loại hợp chất gọi là Flaconoit có trong trái nho, tồn tại lâu trong rượu vang đỏ hơn rượu vang trắng, có vai trò quan trọng làm hạn chế sự đông máu.
Kiểm soát trọng lượng
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây nhiều hậu quả cho sức khoẻ, đặc biệt là bệnh tim. Khoảng 15% tử vong liên quan đến béo phì là do tăng nguy cơ bệnh tim. Do vậy việc giảm tiêu thụ năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì.
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)