Vào đầu tháng này, con tàu chạy bằng hơi nước mang tên Ross đã hân hạnh chở đội thám hiểm gồm những nhà địa chất học, hải dương học, sinh vật học hướng về vùng cực nam trái đất. Khoảng hai tuần tới đây, các nhà khoa học sẽ mô hình về hình dạng cũng như bộ sưu tập mà họ phát hiện từ đáy của vùng biển này, ngoài ra còn có chi tiết về cuộc săn lùng loài sam biển.
Theo lời Sven Thatje, nhà sinh thái học về đại dương thuộc trung tâm thủy văn trường đại học Southampton phát biểu thì “ đại dương sâu thẳm là một trong những lĩnh vực mà con người khó lòng biết rõ được, và chúng tôi đang cố hết sức để thay đổi điều này”.
Chuyến đi của tàu Ross vùng biển nam cực này được chuẩn bị và hoạch định khá chi tiết. Các nhà khoa học trên tàu rất hăm hở để chiêm ngưỡng vẻ kỳ ảo của đáy đại dương sâu thẩm cũng như khám phá tầng lớp cư dân phù du đã phát triển rất thịnh vượng từ sau kỷ băng hà cách đây gần 20 ngàn năm. Ngoài ra họ còn mong mỏi tìm được vết tích loài sam biển, loài động vật ăn thịt dữ dằn của vùng đại dương xanh.
Thật khó để tin rằng loài chân khớp lại di cư đến vùng cực nam xa xôi này bởi vì điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Nhưng nếu dấu vết của loài sam biển được phát hiện thì đó sẽ trở thành một minh chứng cho hiện tượng nóng dần lên của trái đất. Một mục đích khác của chuyến đi là họ mong tìm được thêm những ví dụ nhằm phân tích khả năng thích nghi của sinh vật trước điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Thiết bị dò tìm từ xa ( ROV) được gọi là Isis sẽ thu lại hàng loạt hình ảnh về các dãy đá ngầm cũng như độ dốc của bán đảo Nam cực. Các nhà khoa học điều khiển ROV qua một sợi cáp xuyên đại dương dài khoảng 6,5 km. Ngoài việc thu lại các hình ảnh, Isis còn có bộ phận sóng âm để phác họa hình dáng của đáy biển bằng đồ họa 3D. Isis cấu tạo gồm các cánh tay như người máy, một hệ thống các bơm thải để thu lượm các mẫu nghiên cứu và tập hợp các ống dài khoảng 50cm nhằm lấy các vật cứng và nhiều bộ phận tiên tiến giúp thu thập các mẫu thử.
Tuần đầu tiên của chuyến du hành đã diễn ra êm đềm mà không gặp trở ngại nào. Thatje đã phát biểu trên tờ ScienceNow như sau: ” thật may mắn vì điều kiện khí hậu ổn định cũng như sự yên ắng của đại dương, chúng tôi đã có thể quan sát và phân tích rất nhiều về dãy đá ngầm vùng nam cực này. Độ sâu 3,5km vào ngày 26-1 là độ sâu kỷ lục mà ROV đạt được ở vùng biển này".
Chưa có phát hiện về loài sam biển, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm thấy những loài sinh vật rất thú vị, một chú cua đá đang được giữ lại cho việc nghiên cứu về di truyền học.
Các nhà địa chất học cũng có lý do để hào hứng.Hệ thống siêu âm của ROV đã phát họa một cách tinh tế biểu đồ miêu tả sự biến đổi địa chất của bờ biển nơi đây: các mảnh đá vụn ắt hẳn là được trôi dạt vào lục địa trên các núi băng trôi, khi băng tan chảy để lại chúng trên đất liền. Biểu đồ cũng thể hiện những eo biển ngầm dưới mặt nước rộng hàng km và “những khối đá trầm tích với đường kính hàng met và tuổi thọ khoảng vài triệu năm về trước, cũng bị trượt vào vùng eo ngầm này”-theo lời Julian Dowdeswell- giám đốc trường đại học Cambridge. Các mẫu đá tìm thấy ở đấy là minh chứng rõ ràng cho hiện tượng đóng băng ở nam cực trong phần lớn các nghiên cứu về lịch sử phát triển địa chất vùng này.
TTCT
(Theo ScienceNow daily New)
Bình luận (0)