Các anh Nguyễn Quang Thông, anh Nguyễn Mạnh Cường, chị Nguyễn Thanh Hải, anh Phạm Huy Giang, anh Nguyễn Quang Trường, anh Võ Quốc Thắng, anh Tăng Chí Thượng được cử làm Phó Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI.
Đ/c Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức T.Ư tặng hoa chúc mừng các anh, chị trúng cử Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa 6 |
10 sự kiện nổi bật của Hội LHTN VN giai đoạn 2005-2010
Đồng hành cùng tuổi trẻ hướng tới tương lai
>> Bay lên “Khát vọng tuổi trẻ” / Sáng kiến hướng tới cộng đồng \ Hừng hực Khát vọng tuổi trẻ \ Thăm nhà tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh \ Trại thanh niên ASEAN - Trung Quốc \ Tặng thủ đô 1.000 cây ngân hạnh \ Gặp mặt đại biểu thanh niên tiêu biểu VN ở nước ngoài
Sáng nay (27.4), Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần VI bước vào ngày làm việc thứ hai, với nhiều nội dung quan trọng. Mở đầu phần làm việc buổi sáng là chương trình văn nghệ Khát vọng Tuổi trẻ: gồm ba phần: Sắc màu những cánh sao - Khát vọng - Bài ca Thanh niên VN đã hòa quyện nối kết nhau rồi khép lại với thông điệp: "Thanh Niên VN chung sức trẻ vì tổ quốc VN giàu mạnh và văn minh".
Tiếp theo chương trình anh Võ Văn Thưởng - Ủy viên dự khuyết Trung ương (T.Ư) Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN khóa V, Trưởng ban tổ chức đại hội đã mời các đồng chí: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng; Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tham gia đoàn Chủ tịch, chỉ đạo đại hội.
|
Đến tham dự đại hội ngày hôm nay còn có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Các đồng chí: nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; Chủ tịch nước CHXHCN VN Nguyễn Minh Triết; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã gửi thư chúc mừng tới đại hội.
|
Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, thanh niên VN luôn là lực lượng xung kích trong các phong trào đấu tranh và hành động cách mạng, trong kháng chiến cứu quốc cũng như trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với phong trào thanh niên, Hội LHTN VN đã liên tục trưởng thành, lớn mạnh về tổ chức, khẳng định vị trí quan trọng trong đoàn kết, tập hợp, chăm lo cho thanh niên, phát huy sức mạnh của các tầng lớp thanh niên tham gia phát triển xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các cuộc vận động và phong trào của Hội đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương thanh niên tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Niềm tin và sự kỳ vọng đó cùng với những yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn sinh động và đa dạng của giới trẻ hôm nay đang đặt công tác Hội và phong trào thanh niên trước những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ để Hội LHTN thực sự là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên, đoàn kết, tập hợp, định hướng, hỗ trợ thanh niên; vừa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, cổ vũ thanh niên hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của xã hội và nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần thứ VI diễn ra trong thời điểm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được cũng như những yếu kém, khuyết điểm, rút ra bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, từ đó xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2010 - 2015; bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Hội; hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Hội khóa VI thực sự là một tập thể đoàn kết, nhất trí, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, đạo đức, uy tín, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ tới. |
|
Anh Võ Văn Thưởng |
Tiếp tục chương trình đại hội, anh Nguyễn Phước Lộc - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN VN thay mặt Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa V báo cáo, điểm lại hoạt động công tác, kết quả xây dựng Hội LHTN VN vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, bài học kinh nghiệm tại nhiệm kỳ vừa qua. Mục tiêu, phương hướng công tác hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ VI trước toàn đại hội.
Sau phần báo cáo của anh Nguyễn Phước Lộc, đại biểu Lê Hồng Thủy (Bắc Kạn) đã làm nóng không khí hội trường với phần tham luận của mình.
Sau bài tham luận hùng hồn của Hồng Thủy, đại biểu Mai Hữu Tín, một doanh nhân trẻ cũng góp tiếng nói của mình bằng câu chuyện lập nghiệp của bản thân.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng đây là đại hội của những người trẻ tuổi giàu sức sống và ý chí vươn lên, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư gửi lời chào thân ái và lời chào tốt đẹp nhất đến tất cả các đại biểu tham dự đại hội.
Tổng Bí thư cho rằng thanh niên VN luôn nêu cao khí phách anh hùng, đi đầu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Thế hệ trẻ thanh niên ngày nay đã kế tục xứng đáng, có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, nêu cao lòng yêu nước, ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Đánh giá về công tác Hội, Tổng Bí thư cho rằng, công tác thanh niên nói chung, và Hội nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Những cuộc vận động thanh niên sống đẹp đã góp phần giúp thanh niên ý thức trách nhiệm công dân, các phong trào thiết thực và có sức lan tỏa lớn.
Mặt trận đoàn kết thanh niên hiện nay mở rộng, chăm lo bồi dưỡng chú trọng và phát triển tốt hơn. Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội ngày càng đông đảo. Thành tích của thanh niên VN là rất đáng tự hào, Tổng Bí thư biểu dương, đánh giá cao những thành tích đã phát huy nhưng đồng thời cũng đề nghị Hội cần thấy rõ những yếu kém, khuyết điểm hiện tại của mình. Tổng Bí thư đồng tình với sự nghiêm túc phê bình, tự phê bình của Hội trong bản báo cáo chính trị trước hội trường.
Tổng Bí thư đề nghị phân tích kỹ, bổ sung những ưu điểm khuyết điểm trong báo cáo vừa qua. Thanh Niên là rường cột nước nhà, lực lượng xung kích, nhân tố quyết định trong thành bại của đất nước. Đảng luôn đặt thanh niên trong trọng tâm bồi dưỡng, phát triển. Xây dựng thế hệ thanh niên VN giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, có năng lực, bản lĩnh, sức khỏe, tri thức, kỹ năng trong hội nhập quốc tế…
Đề nghị những công việc thiết thực của Hội trong nhiệm kỳ mới, Tổng Bí thư cho rằng: Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để thanh niên phát huy những thế mạnh của mình. Do vậy, Hội cần đi sâu, đi sát bồi dưỡng tư tưởng chính trị, lý tưởng làm cho thanh niên nhận thức được vị trí của mình. Giúp thanh niên xác định động cơ, mục đích lối sống lành mạnh, có ích cho gia đình và xã hội.
Tổ chức Đoàn, Hội phải ra sức giúp Đảng tập hợp khối đoàn kết thanh niên. Hội cần chủ động hơn trong việc nắm bắt tư tưởng của thanh niên. Mục tiêu của công tác hội là phải góp phần xây dựng một tầng lớp thanh niên ưu tú kế tục.
"Thanh Niên là rường cột nước nhà, lực lượng xung kích, nhân tố quyết định trong thành bại của đất nước. Đảng luôn đặt thanh niên trong trọng tâm bồi dưỡng, phát triển. Xây dựng thế hệ thanh niên VN giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, có năng lực, bản lĩnh, sức khỏe, tri thức, kỹ năng trong hội nhập quốc tế…". |
Cần phải phát huy mọi tiềm năng to lớn của thanh niên. Tạo ra những phong trào toàn diện mạnh mẽ, liên tục. Phát huy rộng khắp phong trào tình nguyện đang được quan tâm, phải làm sao để phong trào tình nguyện thấm sâu mỗi thanh niên.
Xây dựng Hội vững mạnh, bảo đảm vai trò chính trị nồng cốt, phấn đấu trở thành một mặt trận rộng rãi có sức thu hút, lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Là tiếng nói chính đáng của thanh niên.
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thanh niên, giúp thanh niên vượt qua khó khăn, thử thách lớn... Hoạt động của Hội cần bao quát các tầng lớp xã hội, các vùng miền trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường quan hệ quốc tế.
Tổng Bí thứ gửi lời chúc đến các thế hệ thanh niên, thế hệ xung kích, sáng tạo đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
|
Sau phần phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi tặng Hội LHTN VN bức trướng với dòng chữ: “Thanh Niên VN xây hoài bão lớn, đoàn kết, sáng tạo, xung kích vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”. Anh Võ Văn Thưởng đại diện tầng lớp thanh niên cả nước đã nhận bức trướng từ tay Tổng Bí thư. Đáp lại tình cảm thắm thiết nói trên, toàn thể Hội trường đã đứng dậy, hát vang bài ca: Khi Tổ quốc cần để tặng đồng chí Tổng Bí thư.
Tiếp theo chương trình, Đại hội điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu của Hội LHTN VN trong nhiệm kỳ vừa qua đồng thời tuyên dương 20 thanh niên tiêu biểu.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao kỷ niệm chương của Hội LHTN VN cho 20 cá nhân tiêu biểu, đại diện cho các tầng lớp thanh niên VN giai đoạn 2005 - 2010.
20 gương mặt thanh niên tiêu biểu |
|
PGS, TS Bùi Thế Duy (1978) | Anh Nguyễn Xuân Bắc (1976) |
Anh Nguyễn Công Hùng (1982) | Anh Nguyễn Hữu Thuận (1974) |
PGS, TS Dương Tấn Nhựt (1967) | PGS, TS Nguyễn Đức Khương (1978) |
Tiến sĩ Mai Hữu Tín | Anh Phạm Viết Khiết (1981) |
Anh Trần Ngọc Toản (1980) | Anh Vũ Văn Huyện (1983) |
Thượng tọa Thích Thanh Phong | Chị Ngô Thị Thúy Hằng (1976) |
Anh Lê Hồng Thủy (1983) | Anh Nguyễn Ngọc Sơn (1979) |
Anh Nguyễn Xuân Nghiễm (1982) | Anh Nguyễn Vĩnh Tiến (1974) |
Chị Vũ Minh Châu (1991) | Anh Nguyễn Văn Duy (1987) |
Anh A Ting Tinh (1984) | Chị Thị Sóc Kha (1979) |
|
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN cho rằng trong nhiệm kỳ tới Hội LHTN VN cần phải có sự gắn kết với Mặt trận để có thể phát huy hết sức mạnh đoàn kết, tập hợp thanh niên.
Thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, chị Lâm Phương Thanh đánh giá những ưu khuyết điểm của Hội. Chị Lâm Phương Thanh cho biết: "Đoàn mong muốn Hội tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của mình, đồng thời mong muốn Hội đổi mới phương pháp, đồng hành với thanh niên trong học tập rèn luyện, xây dựng, lý tưởng, mục tiêu sống của mình".
Phát biểu góp ý của đại diện Đoàn TNCS HCM cũng đã khép lại phiên khai mạc làm việc sáng nay của Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần VI.
14 giờ chiều nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần VI tiếp tục chương trình với phần mở đầu bằng một phóng sự truyền hình điểm lại kết quả công tác của nhiệm kỳ V, quan điểm, đề xuất, yêu cầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới.
Đến dự đại hội chiều nay có đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư; cùng đại diện các Bộ, ban ngành T.Ư...
Trong chiều nay, đại hội cũng dự kiến ra mắt Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI; chia tay Ủy viên Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa V. Thông qua Nghị quyết Đại hội lần này và ra thông điệp của Đại hội gửi thanh niên cả nước.
Đúng 15 giờ 30, anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư T.Ư Đoàn đã công bộ danh sách Ủy ban T.Ư Hội LHTN khóa 6 gồm 155 thành viên (bấm vào đây để xem chi tiết) đã được hiệp thương chọn cử. Cùng với đó, danh sách Đoàn Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI cũng được công bố. Anh Nguyễn Phước Lộc, Trưởng ban Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN VN khóa V đắc cử và trở thành tân Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI.
Đoàn Chủ tịch cũng công bố danh sách 7 anh, chị hiệp thương trúng cử vào chức Phó Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI, bao gồm: anh Nguyễn Quang Thông, anh Nguyễn Mạnh Cường, chị Nguyễn Thanh Hải, anh Phạm Huy Giang, anh Nguyễn Quang Trường, anh Võ Quốc Thắng, anh Tăng Chí Thượng.
Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN lần thứ nhất, khóa 6 đã hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch Ủy Ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI gồm 35 anh chị. Ban Kiểm tra T.Ư Hội LHTN VN khóa VI gồm 9 anh chị, do anh Nguyễn Quang Trường - Ủy viên Ban thường vự T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI làm trưởng ban.
Ngay sau khi Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI ra mắt, Chủ tịch Nguyễn Phước Lộc thay mặt đoàn chủ tịch xin hứa sẽ đoàn kết nhất trí trên tôn chỉ của Hội để tiếp tục xây dựng Hội, tập hợp thanh niên, xây dựng một lớp thế hệ thanh niên năng động, mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới.
Thông điệp của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN khóa VI gửi thanh niên cả nước… |
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phần lớn là do thanh niên". Làm theo lời Bác, biết bao thế hệ thanh niên VN đã anh dũng chiến đấu, hi sinh xương máu để giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương yêu dấu. Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt trọng niềm tin ở thế hệ thanh niên ngày nay, coi thanh niên là "rường cột của nước nhà". Từ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần VI, với tinh thần "Thanh niên xây hoài bão lớn, chung sức vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh", với tình cảm và trách nhiệm trước đất nước và nhân dân, chúng tôi kêu gọi hội viên, thanh niên cả nước và các bạn trẻ đang sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài cùng quyết tâm: |
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, anh Bùi Thế Duy đã gửi thông điệp của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN khóa VI đến thanh niên cả nước…
Đại hội cũng đã chia tay các anh: Phan Văn Mãi, Nguyễn Đắc Vinh, Phùng Khánh Tài, Nguyễn Công Khế là các Phó Chủ tịch Hội LHTN VN khóa V.
Chia tay anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN khóa V, anh Nguyễn Phước Lộc, tân Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI bày tỏ sự ngưỡng mộ và cám ơn anh Thưởng, người anh luôn đi đầu trong công tác Hội, đồng hành và gắn bó với thanh niên.
Anh Võ Văn Thưởng chia sẻ: "Hôm nay, tôi có hai cảm xúc trái ngược nhau. Một là buồn vì chia tay Hội, nhưng lại thực sự rất vui mừng vì Hội đã cử ra 155 người trách nhiệm, trí tuệ, tình cảm. Đặc biệt, Hội cũng đã cử ra người tiếp nối tôi là anh Nguyễn Phước Lộc để tiếp tục đồng hành với việc tập hợp, liên kết phát động phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ mới". Anh Thưởng chúc công tác Hội phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Bế mạc Đại hội, anh Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội LHTN VN khóa VI cho biết sau 2 ngày làm việc tích cực, sôi nổi với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần thứ VI đã hoàn thành tốt các nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo của Ủy ban Trung ương Hội LHTN VN khóa V trình Đại hội; Báo cáo sửa đổi Điều lệ và Điều lệ Hội LHTN VN sửa đổi. Đại hội đã tín nhiệm hiệp thương chọn cử Ủy ban T.Ư Hội khóa VI gồm 155 anh, chị tiêu biểu cho khối đại đoàn kết, cho trí tuệ của thanh niên VN.
Đại hội mong muốn và tin tưởng mỗi anh, chị ủy viên và tập thể Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI đoàn kết một lòng, ra sức rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt, lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đề ra, quyết tâm xây dựng Hội LHTN VN vững mạnh; Hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, đóng góp sức trẻ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội bày tỏ sự biết ơn và đánh giá cao những cống hiến cho công tác Hội và phong trào thanh niên của các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa V vì lý do công tác đã không tham gia vào Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN khóa VI. Đại hội xin chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và mong muốn các đồng chí luôn dành sự quan tâm, tiếp tục đóng góp, chia sẻ khả năng, kinh nghiệm phong phú của mình cho công tác Hội và phong trào thanh niên nói riêng, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ nói chung.
Đại hội Hội LHTN VN toàn quốc lần thứ VI gửi tới các bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước và đang lao động, học tập ở xa Tổ quốc những tình cảm gắn bó, đoàn kết và thân thiết nhất.
Đại hội VI của Hội LHTN VN là ngày hội đoàn kết của các tầng lớp thanh niên, là diễn đàn, tiếng nói và hành động của tuổi trẻ VN. Với tinh thần “Thanh niên VN xây hoài bão lớn, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh”, đại hội kêu gọi thanh niên cả nước hãy ra sức phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ thanh niên VN, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, xung kích thực hiện thắng lợi mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Mục tiêu, phương hướng công tác hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ VI (2010-2015) 1. Mục tiêu công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2010-2015: Xây dựng Hội LHTN Việt Nam vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên, cổ vũ thanh niên xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, lập thân, lập nghiệp; phát huy tài năng và sức trẻ của thanh niên trong hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Phương hướng công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2010-2015: Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, trên cơ sở đảm bảo vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, xây dựng và phát triển các tổ chức thành viên tập thể theo lĩnh vực nghề nghiệp và thành phần thanh niên. Đa dạng hóa các loại hình và phương thức tập hợp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng vận động của thanh niên. Đổi mới mạnh mẽ phương thức giáo dục của Hội, định hướng, hỗ trợ thanh niên nâng cao nhận thức và tự rèn luyện; vận động thanh niên nỗ lực thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; giáo dục thanh niên thông qua các gương điển hình tiên tiến. Tạo môi trường để thanh niên học tập, nghiên cứu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp tham gia phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, chủ động hội nhập quốc tế. Đề xuất và tham gia xây dựng chính sách, huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho thanh niên. 3. Khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xây hoài bão lớn, chung sức trẻ vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh” 4. Một số chỉ tiêu cơ bản nhiệm kỳ: - Vận động và triển khai xây dựng 5000 Nhà Nhân ái. - Vận động thanh niên hiến máu tình nguyện đạt 1.000.000 đơn vị máu. - Vận động xây dựng 1000 bến đò ngang an toàn. - Vận động và xây dựng 2000 phòng học tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Vận động và xây dựng 100 phòng khám, chữa bệnh nhân đạo. - Liên kết với các cơ quan liên quan để hướng nghiệp, đào tạo và giải quyết việc làm cho 1.000.000 thanh niên. - Liên kết giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tài chính giải ngân 10.000 tỷ đồng cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế. - 100% cấp bộ Hội từ quận, huyện trở lên đều có giải thưởng “Thanh niên làm theo lời Bác - sống đẹp vì cộng đồng”. - Phấn đấu phát triển 2.000.000 hội viên, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có trên 8,5 triệu hội viên. Cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thành viên tập thể tập hợp trên 60% thanh niên Việt Nam vào tổ chức. - Phát triển tổ chức Hội LHTN Việt Nam trong các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân. Thành lập Hội Công nghệ và Tin học trẻ, Hội Kiến trúc sư và Xây dựng trẻ, Hội Thanh niên khuyết tật. 100% cấp bộ Hội từ quận, huyện trở lên có Câu lạc bộ Huấn luyện viên. 100% Tỉnh, Thành phố có từ 5 đến 10 tổ chức thành viên tập thể hoặc Câu lạc bộ thanh niên theo thành phần, nghề nghiệp. Các cuộc vận động của Hội LHTN VN nhiệm kỳ VI Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên lần thứ VI phát động trong thanh niên cả nước 3 cuộc vận động: “Thanh niên sống đẹp - sống có ích”, “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”. 1. Cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp - sống có ích” . 1.1. Mục tiêu: Cổ vũ thanh niên sống có ước mơ, hoài bão, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Nội dung và giải pháp. a- Thanh niên với bản sắc văn hóa dân tộc. - Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” gắn với việc thực hiện các chương trình, các cuộc vận động của Hội LHTN Việt Nam. Định kỳ tổ chức các hành trình, các diễn đàn “Thanh niên làm theo lời Bác - sống đẹp vì cộng đồng”; “Thanh niên sống đẹp vì cuộc sống cộng đồng” ở các cấp. - Phát huy vai trò của báo Thanh niên, Cổng Tri thức Thánh Gióng, khai thác các mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác thông qua các hoạt động của chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các tấm gương điển hình tiên tiến, vận động thanh niên học tập và noi theo; cổ vũ tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên của hội viên, thanh niên. - Tổ chức giáo dục, định hướng cho thanh niên về lý tưởng, lối sống, truyền thống đất nước thông qua các hoạt động của Hội, nhân dịp các sự kiện chính trị, xã hội và các ngày lễ lớn. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các buổi tọa đàm, diễn đàn, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các sân chơi hấp dẫn, tạo ra môi trường cho thanh niên rèn luyện..., đấu tranh chống lại những thói quen xấu, lối sống ích kỷ, hẹp hòi, lai căng, thiếu văn hóa. - Hướng dẫn thanh niên thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. - Nghiên cứu đưa các loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc và trò chơi dân gian vào các hoạt động của Hội. Đề xuất và thực hiện các công trình thanh niên để bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử của quốc gia và địa phương. Phối hợp sản xuất các chương trình truyền thông, các hội thi, các diễn đàn giúp thanh niên trong và ngoài nước tăng thêm hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. - Xây dựng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” để tuyên dương và nhân rộng điển hình thanh niên tiên tiến trên mọi lĩnh vực. b- Thanh niên với pháp luật. - Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nhất là về an toàn giao thông, Luật thanh niên và các luật có liên quan đến từng đối tượng, nghề nghiệp của hội viên, thanh niên. Giáo dục, cổ vũ ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể, cộng đồng. Vận động hội viên, thanh niên gương mẫu chấp hành pháp luật, góp phần hình thành văn hoá “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong thanh niên và xã hội. - Vận động hội viên, thanh niên chủ động tham gia tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia giám sát việc thực thi pháp luật của hệ thống các cơ quan hành pháp; góp phần tham gia xây dựng, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển thanh niên. - Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, chú trọng các hình thức trực quan, sân khấu hoá, hội thảo, diễn đàn thanh niên xây dựng luật... để thu hút, hấp dẫn thanh niên. Đặc biệt cần khuyến khích và tạo nhiều diễn đàn với các chủ đề “thanh niên với pháp luật”, “pháp luật và cuộc sống thanh niên”... trên Internet, báo chí; phát huy hiệu quả của Cổng tri thức Tháng Gióng tư vấn pháp luật cho thanh niên. 2. Cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”. 2.1. Mục tiêu: Khơi dậy, cổ vũ và phát huy tinh thần tình nguyện, tính tích cực xã hội của thanh niên tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn; nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi thái độ và hành vi tự giác của hội viên, thanh niên trong các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2.2. Nội dung và giải pháp a- Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và phát triển cộng đồng. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên, hội viên trong các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động tình nguyện theo phương châm hướng về cơ sở. - Triển khai rộng khắp chương trình tình nguyện “Ấm áp mùa đông” nhằm huy động nguồn lực chăm lo cho thanh thiếu nhi và đồng bào vùng cao, vùng khó khăn trong mùa mưa lũ và các đợt rét đậm, rét hại; hỗ trợ thanh, thiếu nhi nghèo vui xuân. - Phát triển mạnh các đội hình thanh niên tình nguyện tập trung sẵn sàng đảm nhận việc mới, việc khó, việc cấp bách tại địa phương, đơn vị. Vận động thanh niên tích cực tham gia các đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát, thực hiện các chương trình đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các gia đình khó khăn, gia đình chính sách, có công với cách mạng. - Đẩy mạnh các hoạt động hiến máu tình nguyện trong thanh niên. Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, các Trung tâm truyền máu xây dựng các đội thanh niên ứng trực tình nguyện hiến máu, xây dựng ngân hàng dự trữ máu, ngân hàng máu hiếm...; tổ chức tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các đội hình và cá nhân xuất sắc trong công tác hiến máu tình nguyện. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tạo cơ hội cho thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thanh niên yếu thế, thanh niên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội trong tạo lập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục để số thanh niên này khắc phục tâm lý mặc cảm, tự ti, xây dựng ý chí phấn đấu vươn lên tạo lập cuộc sống cá nhân và đóng góp cho gia đình, xã hội; đồng thời tuyên truyền đấu tranh chống thái độ kỳ thị, thờ ơ của xã hội. - Vận động sự ủng hộ của hội viên và sự tài trợ của xã hội về vật chất cho thanh niên đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu, triển khai các hoạt động hỗ trợ phù hợp cho thanh niên đặc biệt khó khăn trong học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm và tạo lập cuộc sống. b- Thanh niên hành động vì môi trường và phát triển bền vững. - Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong xây dựng và thực thi chính sách của nhà nước; phát hiện, đấu tranh chống các hành vi hủy hoại tài nguyên, môi trường. - Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, hội viên và thanh niên trong cả nước về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Xây dựng và thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường xanh - sạnh - đẹp, như: Bảo vệ dòng sông quê hương, Tuổi trẻ với màu xanh đô thị... Tiếp tục duy trì tổ chức có hiệu quả các hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”. 3. Cuộc vận động “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”. 3.1. Mục tiêu: Cổ vũ thanh niên học tập, nghiên cứu, rèn luyện, chủ động lập thân, lập nghiệp, khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nội dung và giải pháp: - Đổi mới các phương thức tuyên truyền, vận động, giúp thanh niên nhận thức được học tập nâng cao trình độ là con đường để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, là điều kiện để mỗi thanh niên vượt qua khó khăn, thách thức, lập thân, lập nghiệp. Hội phải là một trong những tổ chức đi đầu trong xây dựng “xã hội học tập” và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời trong thanh niên. - Tổ chức các hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi công việc của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ và khuyến khích thanh niên học tập. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình quỹ học bổng, chú trọng đến các đối tượng thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập. Chủ động, tích cực tham gia vận động mở rộng nguồn lực và hoạt động Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ của Đoàn. - Phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các tổ chức thành viên tập thể khác cùng hành động để có ngày càng nhiều các hình thức cổ vũ, biểu dương, tôn vinh thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học. - Tổ chức các hình thức phù hợp để thanh niên khai thác các thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Hội LHTN Việt Nam các cấp có các hình thức hỗ trợ các CLB, đội, nhóm tổ chức sinh hoạt cả online (trực tuyến) và offline (ngoại tuyến); hỗ trợ những địa bàn khó khăn xây dựng tủ sách thanh niên. - Chủ động phối hợp với ngành giáo dục đào tạo và các ban ngành đoàn thể xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực phù hợp với thanh niên, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Vận động mỗi thanh niên chủ động học nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tăng cường các hình thức hỗ trợ thanh niên phấn đấu vươn lên lập thân, lập nghiệp, vượt khó, làm giàu chính đáng. - Các cấp bộ Hội chủ động phối hợp với các ngành xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ cho thanh niên tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ hiệu quả ở trong và ngoài nước… Tiếp tục nhân rộng và phát triển các mô hình: trang trại trẻ, làng thanh niên lập nghiệp, làng ngư nghiệp thanh niên, các mô hình hợp tác trong thanh niên, điểm trình diễn kỹ thuật, các câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư... - Tổ chức ở tất cả các cơ sở Hội phong trào giúp hội viên thoát nghèo với nhiều hình thức liên kết để tạo vốn, hỗ trợ nhân lực, vật lực cho thanh niên phát triển sản xuất như: “Tiết kiệm để tích luỹ”, “Tổ đổi công”, “Trợ vốn”… - Phát động trong hội viên, thanh niên hưởng ứng phong trào "Sáng tạo trẻ" với cách làm phù hợp để mỗi hội viên, thanh niên có một ý tưởng sáng tạo, mỗi cơ sở Hội là một vườn ươm sáng tạo. - Đẩy mạnh cuộc vận động hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp trẻ và thanh niên Việt Nam, cuộc vận động “Thanh niên Việt Nam đồng hành cùng hàng Việt Nam". Tiếp tục triển khai cuộc thi "Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ" tới các tỉnh, thành phố để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo tài năng kinh doanh trẻ cho đất nước. Triển khai thực hiện Đề án “Khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên”. - Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi những mô hình, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực lập các dự án khả thi để phát triển kinh tế cho hội viên, thanh niên. Duy trì tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động biểu dương, tôn vinh những điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi. - Các tỉnh, thành phố đầu tư thành lập và tổ chức có hiệu quả hoạt động các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm; phối hợp tổ chức hội chợ việc làm, ngày hội việc làm để tạo nhiều cơ hội cho hội viên, thanh niên được học nghề, được giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định. Trích Báo cáo của Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa V tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần VI |
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trước đó, ngay trong làm việc ngày đầu tiên, dưới sự chủ trì của anh Võ Văn Thưởng đã tiến hành bầu đoàn Chủ tịch và cử thư ký Đại hội. Tổng hợp ý kiến đóng góp văn kiện của các đoàn đại biểu. Báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội và thông qua Điều lệ Hội sửa đổi. Hiệp thương chọn cử UB T.Ư Hội LHTN VN khóa VI, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Hiệp thương chọn cử Ban Kiểm tra T.Ư Hội LHTN VN khóa VI.
Với khẩu hiệu “Xây hoài bão lớn, chung sức trẻ xây dựng Tổ quốc” trong 5 năm phía trước đang đặt ra nhiều thách thức cùng sự cống hiến, hết mình chung tay hơn nữa của tầng lớp thanh niên VN trong công cuộc dựng xây đất nước trong bối cảnh mới.
Bắt đầu từ chiều tối ngày 25.4, các bạn thanh niên ở khắp mọi miền đất nước, từ nhiều ngã đường khác nhau đã có một buổi hội quân thật đặc biệt tại ga Hà Nội. Những thanh niên ưu tú, tiêu biểu cho thanh niên các tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam đã đặt chân đến Hà Nội với bao khát vọng, tâm tư cho một kỳ đại hội nhiều thách thức và kỳ vọng lần này. Song song đó, một cánh quân khác từ các tỉnh thành và bộ ngành miền Bắc cũng cùng tề tựu tại Công viên Thống Nhất. Công việc, chương trình nối tiếp nhau nhưng tất cả đều không thể hề cản trở được hoài bão, tâm tư và nhiệt huyết của thanh niên cả nước.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương - Giảng viên Tài chính Học viện Thương mại Paris thổ lộ, được tham dự Đại hội là một vinh dự lớn không chỉ của riêng anh mà còn là với các bạn thanh niên tiêu biểu VN. Là đại diện của tầng lớp thanh niên VN đang học tập và công tác ở nước ngoài, Khương cho biết trí tuệ, hoài bão của bộ phận thanh niên như anh luôn hướng về đất nước. Với đại biểu Hồng Thủy (Bắc Kạn) dự Đại hội lần này sẽ tự mình tìm thêm những lời giải cho những mâu thuẫn, khó khăn mà thanh niên nông thôn như bạn gặp phải để cùng tiến lên.
Trước khi bước vào hai ngày làm việc đầy tất bật, căng thẳng với nhiều chương trình dày đặc, các đại biểu đã đến viếng và báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh, viếng Đài liệt sĩ Bắc Sơn.
|
|
|
|
|
|
|
Từ những việc làm thiết thực nhỏ…
Theo anh Võ Văn Thưởng sự xuất hiện của 995/1.000 đại biểu được triệu tập lần này cho thấy sự lớn mạnh trong việc tập hợp thanh niên. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN VN lần thứ VI là một sự kiện chính trị quan trọng của thanh niên VN. So với các kỳ đại hội trước, số lượng đại biểu dự đại hội lần này nhiều hơn, đầy đủ đại diện của thanh niên 54 dân tộc, trong đó có 85 đại biểu thuộc các tôn giáo, 345 đại biểu nữ, số lượng đại biểu có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm trên trên 77%, độ tuổi bình quân của đại biểu là 32, trong đó đại biểu trẻ nhất là 16 tuổi.
Những thước phim tư liệu từ 54 năm trước (kể từ ngày 15.10.1956) khi Đại hội đại biểu các Liên đoàn thanh niên VN đã thống nhất các tổ chức thanh niên VN với tên gọi chung là Hội LHTN VN làm trỗi dậy lòng tự hào ở mỗi đại biểu ưu tú ngồi đây. Kể từ khi ra đời, Hội đã gắn liền và phát triển cùng với các phong trào đấu tranh của dân tộc. Với nòng cốt là lực lượng thanh niên, Hội đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện lời dạy của Bác kính yêu, Hội LHTN VN đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của tuổi trẻ cả nước, xây dựng khối đoàn kết thanh niên bền vững, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thước phim ấy khiến chàng trai nhỏ thó, ngồi ngay giữa lối đi hội trường “Hiệp sĩ CNTT” Nguyễn Công Hùng như thêm phần mạnh mẽ, trên môi anh luôn rạng rỡ nụ cười. Dù bị khuyết tật nhưng Công Hùng là tấm gương tiêu biểu của thế hệ trẻ. Với biệt danh “Một ngón tay mở ra thế giới”, Công Hùng đã khiến mọi người ngạc nhiên với thành tích xuất sắc trong việc phổ cập công nghệ thông tin và dạy tin học miễn phí cho trẻ em khuyết tật… Đây là bằng chứng sống động cho thấy, không có khoảng cách giữa tin học và con người, Hùng mong muốn các phong trào Hội ngày càng mở rộng chương trình đào tạo tin học cho người khuyết tật.
Theo Công Hùng, người khuyết tật vẫn có thể học và ứng dụng, làm được mọi thứ với tin học, quan trọng là có sự kiên nhẫn và quyết tâm hay không. Thế thì tại sao chương trình đào tạo tin học lại bị bó hẹp. Không những thế, thanh niên VN ngày nay đã lướt web chóng mặt, khám phá học hỏi, ứng dụng rất nhiều thứ từ internet, CNTT nhưng các chương trình đào tạo tại nhà trường vẫn chưa thiết thực, không kịp bắt nhịp với xu thế. Những đào tạo chuyên ngành còn lạc hậu, chưa tạo kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ CNTT tương lai của nước nhà. Những trăn trở, mơ ước của Hùng bắt đầu từ những việc nhỏ gắn liền với cuộc sống và những người xung quanh anh.
… đến các hoài bão lớn
Tiếp nối những suy nghĩ gần gũi với cuộc sống của Công Hùng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt (đại biểu Lâm Đồng) bàn chuyện vĩ mô về hoài bão, ước mơ, trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên bằng tham luận “Chỉ vì 2 tiếng Việt Nam” từ chính câu chuyện của bản thân mình. Anh Nhựt còn chia sẻ những mong muốn đại hội nhiệm kỳ mới phải đổi mới tư duy trong chương trình hành động của mình. Sau khi đi học và giảng dạy bên ngoài, điều đúc kết tâm đắc của anh Nhựt là thanh niên ở đâu cũng vậy nhưng tư duy chiến lược và thực hành là điều quan trọng để thúc đẩy mọi thứ tiến lên. Những khẩu hiệu hô hào trong thanh niên cần lược bớt mà đi thẳng, đi ngay vào từng vấn đề.
Là người đi trước, anh Nhật có thể chấp nhận chính sách đãi ngộ ưu đãi thấp nhưng với lớp thanh niên sau này, điều đó cần phải được cân nhắc. “Chính sách kém sẽ làm sứt mẻ tâm huyết của thanh niên” - anh Nhật khẳng định, nhất là trong bối cảnh đất nước cần một số lượng rất lớn những tài năng, giàu hoài bão và nhiệt huyết.
Bằng tiểu phẩm hài của chính mình, gương mặt thanh niên tiêu biểu, cây hài Xuân Bắc đã góp tiếng nói đời thường của thanh niên qua câu chuyện một anh chàng nghiện ngập bị cả xã hội ruồng bỏ, từ chối. Nhưng chính sự quan tâm, bất ngờ đến quên cả việc gia đình của bác dân phòng phường đã có thể phần nào cảm hóa được anh, tạo thêm cho anh động lực để quyết tâm cai nghiện. Khi xã hội chung tay, gia đình đồng lòng tạo điểm tựa lớn cho thanh niên, thì bất cứ việc gì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ được thực hiện. Xen lẫn trong những tiếng cười rôm rả của cả hội trường về tiểu phẩm nói trên là trách nhiệm và trăn trở của những đại biểu làm công tác Hội, những người là đầu tàu là thủ lĩnh tập hợp thanh niên trong câu chuyện nói trên.
Hành động: Liên kết Hội, đam mê học, nghiên cứu khoa học
Chính từ những chia sẻ chân thành và gần gũi nói trên đã giúp các đại biểu, đại diện thanh niên trên mọi miền Tổ quốc thẳng thắn đóng góp ý kiến, bàn thảo trong những vấn đề cụ, thiết thực liên quan đến mục tiêu, chương trình hành động của thanh niên ở từng vùng miền.
Diễn đàn “Xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên” được thống nhất là mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm. Đến nay, hầu hết các vùng miền trong cả nước đều có tổ chức Hội với gần 250.000 chi hội, CLB, tổ, đội nhóm theo đối tượng, nghề nghiệp, thu hút trên 8 triệu hội viên tham gia.
Tuy nhiên trong thời kỳ đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới cần phải tổ chức xây dựng tổ chức Hội vững mạnh hơn nữa, mở rộng hơn các mặt trận đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, đa dạng hóa các loại hình và phương thức tập hợp. Những đề xuất, cách làm mới đã được các đại biểu thẳng thắn đưa ra nhằm tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc xây dựng Hội, mở rộng mặt trận được đưa ra để báo cáo Đoàn Chủ tịch.
Không khí còn sôi nổi hơn, thậm chí có phần quyết liệt khi các đại biểu bàn về việc cốt lõi của thanh niên là: học hành và nghiên cứu khoa học. Diễn đàn "Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập, làm chủ khoa học công nghệ" tại Hội trường ĐHQG Hà Nội như "nóng" lên theo từng câu hỏi, đặt vấn đề của các bạn trẻ khi anh Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN đặt vấn đề khó: Tại sao thanh niên chúng ta không thích học? Bộ phận thanh niên thích học nhưng thích học gì?
Trả lời câu hỏi này, chị Lê Ngọc Hồng (Đoàn Hội tri thức Khoa học Công nghệ trẻ) cho rằng: xếp loại bằng cấp dẫn đến phân loại của xã hội, chuyện học phí cao đã khiến nhiều thanh niên gặp khó khăn trong con đường học vấn của mình. Góp ý và cũng là đề xuất, Nguyễn Đình Quỳnh (Hội SV ĐH Hàng hải) lại nói: một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đổ lỗi cho hiện tượng khách quan, bị lôi kéo đến với games, lô đề mà không chịu thấy rõ sự thiếu trách nhiệm bản thân. ĐH Hàng Hải từng tổ chức một hội nghị đặc biệt ”Sinh viên yếu kém” để tìm hiểu tâm tư của các bạn nhưng vẫn chưa tìm được phương hướng giải quyết.
Bổ sung cho ý kiến trên, Nguyễn Hữu Việt (đoàn Hà Nội) cho rằng thanh niên ngày nay chưa tích cực học tập là vì chưa tìm được đam mê. “Nhiều sinh viên không biết tương lai, ngành nghề của mình trong thời gian tới ra sao? Chính bản thân tôi là giảng viên mà còn phải luôn học để cập nhật kiến thức thì giáo trình ở nhà trường khiến các bạn sinh viên mông lung nghĩ về tương lai thì sao mà học được” - đại biểu Nguyễn Tuấn Việt (đoàn Hà Nội) chia sẻ.
Chia sẻ vấn đề này anh Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch LĐBĐ VN, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội cho rằng vì sao giáo dục chưa được đầu tư đúng mức nhưng luôn đòi hỏi cần nhân tài và những người giỏi? Mâu thuẫn đó phần nào cần đến sự tình nguyện của lực lượng thanh niên, cần nhiệt huyết của sức trẻ để đưa đất nước đi lên. Chính cái đi lên của trí tuệ cần nhất là sự đam mê. Muốn học tốt, muốn chia sẻ với những người xung quanh, bản thân ai cũng cần phải có đam mê và tấm lòng. Điều đó cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Anh Bùi Thế Duy (Phó giáo sư trẻ nhất nước) góp ý: Quan trọng là chỉ ra mục tiêu cho thanh niên, sinh viên, nghiên cứu khoa học để làm gì, phải đặt thực chất của việc nghiên cứu khoa học VN trong bối cảnh khu vực và quốc tế, để thấy ta ở đâu và nỗ lực vươn lên. Từ đó, cần có những cuộc vận động sâu rộng để tạo động lực lớn cho thanh niên, như nước Mỹ đã từng làm một chiến dịch để thanh niên nước họ thấy rằng có nguy cơ đang tụt hậu so với người Nga nhân vụ phóng vệ tinh Sputnik đầu tiên trên thế giới.
|
Nhóm PV Thanh Niên Online - Ảnh Ngọc Hải, Ngọc Thắng
Bình luận (0)