Hội nghị thượng đỉnh ngày 26.10 tại Bỉ bắt đầu lúc 18 giờ (giờ địa phương) nhưng đến 4 giờ sáng ngày 27.10, các đại biểu mới có thể ra khỏi phòng họp. Nỗ lực của các bên đã có kết quả khi đạt được thỏa thuận quan trọng, có thể giúp “giảm nhiệt” khủng hoảng trong khu vực sử dụng đồng euro (eurozone).
Theo tờ Le Figaro, lãnh đạo các nước đã thuyết phục được các ngân hàng châu u xóa một nửa khoản nợ của Hy Lạp, tương đương 100 tỉ euro. Các thành viên eurozone cũng sẽ cho nước này vay 130 tỉ euro. Nhờ đó, nợ công của Athens từ mức 160% GDP hiện nay sẽ giảm còn 120% từ đây đến năm 2020.
|
Một điều khoản quan trọng khác là tăng Quỹ Bình ổn tài chính châu u (EFSF) từ 440 tỉ euro lên 1.000 tỉ euro. Đây cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi đặc biệt giữa Pháp và Đức. Theo tờ Le Monde, trước đó, Paris muốn hướng EFSF hoạt động như một ngân hàng để có thể huy động nguồn vốn trực tiếp từ Ngân hàng Trung ương châu u (ECB). Berlin phản đối quan điểm này vì cho rằng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của ECB cũng như dẫn đến nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá EFSF cần ít nhất 2.000 tỉ euro mới đủ đảm bảo an toàn cho Ý, một cường quốc của EU đang ngấp nghé “nối gót” Hy Lạp.
Để có thêm nguồn tài chính, eurozone sẽ tìm kiếm hỗ trợ từ IMF và các nền kinh tế đang nổi. Theo Le Monde, Tổng thống Sarkozy có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong ngày 27.10, còn Tổng giám đốc EFSF Klaus Regling sang thăm Bắc Kinh trong hôm nay. Trung Quốc đang rất quan tâm đến tình hình giải quyết khủng hoảng của EU, còn Brazil và Nga cũng khẳng định sẵn sàng thông qua IMF để hỗ trợ tài chính cho eurozone.
Sau khi tin tức về thỏa thuận nói trên được công bố, thị trường đã có phần khởi sắc khi chỉ số chứng khoán từ u sang Á đều đồng loạt tăng trong ngày 27.10, theo AFP.
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Bình luận (0)