Theo AppleInsider, khi sử dụng chương trình tự sửa chữa của Apple, khách hàng được yêu cầu cung cấp số series thiết bị của họ khi đặt hàng các bộ phận cho các sản phẩm như iPhone và máy Mac. Ngoài ra, bất kỳ bộ phận nào có được thông qua chương trình này phải phù hợp với thiết bị dự định cụ thể, đảm bảo khả năng tương thích và lắp đặt phù hợp.
Mặc dù vậy, Hiệp hội Halte l'Obsolescence Programme (HOP) của Pháp đã phàn nàn rằng chính sách sử dụng các linh kiện được đánh số thứ tự của Apple cho phép hãng hạn chế việc sửa chữa đối với các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa được ủy quyền và hạn chế các thiết bị không sử dụng các linh kiện được chứng nhận. HOP kêu gọi Apple "đảm bảo quyền sửa chữa thiết bị theo logic của nền kinh tế tuần hoàn thực sự". Chính vì vậy, Pháp đã mở một cuộc điều tra đối với Apple về các cáo buộc để xác định xem liệu công ty có cố tình lên kế hoạch khiến iPhone trở nên lỗi thời do những hạn chế sửa chữa này hay không.
HOP đã đệ đơn khiếu nại Apple vào năm 2017 vì cố tình làm giảm hiệu suất tối đa của một số mẫu iPhone cũ hơn sau khi pin xuống cấp. Sau khi Apple thừa nhận cố tình làm chậm iPhone cũ với lời giải thích nhằm ngăn chặn tình trạng tắt máy đột ngột và gây hại cho linh kiện điện tử trên iPhone, công ty đã đối diện với rất nhiều thách thức pháp lý. Các nhà phê bình và nguyên đơn cho rằng, dù cố ý hay không, chính sách này nhằm thúc đẩy người dùng mua iPhone mới.
Kết quả là vào năm 2020, Apple đã đạt được thỏa thuận trả 27,4 triệu USD vì không thông báo cho người dùng iPhone rằng các bản cập nhật phần mềm có khả năng làm giảm hiệu suất của các thiết bị cũ hơn.
Bình luận (0)