Apple nhận sự ủng hộ bất ngờ trong ‘cuộc chiến’ với FBI

01/03/2016 21:01 GMT+7

Bất chấp động cơ của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là bẻ khóa iPhone nhằm điều tra nghi phạm vụ thảm sát ở San Bernardino, California, người bị hại lại bất ngờ ủng hộ Apple.

Bất chấp động cơ của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là bẻ khóa iPhone nhằm điều tra nghi phạm vụ thảm sát ở San Bernardino, California, người bị hại lại bất ngờ ủng hộ Apple.

"Khẩu súng giết chết mọi người chứ không phải công nghệ", thân nhân người bị hại vụ xả súng San Bernardino bất ngờ ủng hộ Apple trong "cuộc chiến" với FBI - Ảnh: Reuters"Khẩu súng giết chết mọi người chứ không phải công nghệ", thân nhân người bị hại vụ xả súng San Bernardino bất ngờ ủng hộ Apple trong "cuộc chiến" với FBI - Ảnh: Reuters
Thông tin do tạp chí công nghệ The Verge đưa ra hôm 1.3 hẳn sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu khi người bị nạn ủng hộ quyền riêng tư thay vì điều tra tội phạm. Tuy nhiên, họ cũng có cái lý của riêng mình.

Tháng 12.2015, Syez Rizwan Farook bị cho là nghi phạm đã xả súng giết 14 người và làm bị thương 12 người ở San Bernardino. Trong đó, cô Anies Kondoker đã bị bắn 3 lần nhưng may mắn sống sót.

Salihin Kondoker, chồng của cô Anies, vừa qua đã gửi một bức thư cho Thẩm phán Sheri Pym, nói rằng ban đầu ông ủng hộ việc mở khóa chiếc điện thoại 5C của kẻ tình nghi, nhưng sau đó nghĩ rằng các thông tin trên điện thoại ấy không đủ sức biện minh cho yêu cầu tạo ra một phần mềm xâm nhập dữ liệu iPhone từ FBI.

Salihin Kondoker lưu ý rằng chiếc điện thoại 5C ấy là một thiết bị lao động được hạt San Bernardino cung cấp. Thế nên, thông tin trong chiếc điện thoại ấy sẽ không có giá trị gì cả.

“Syed Farook và vợ của hắn đã phá hủy chiếc điện thoại cá nhân (không phải chiếc iPhone 5C) của họ sau cuộc tấn công. Và tôi tin rằng hai người đó có động cơ rõ ràng. Theo tôi không có thông tin nào hữu ích trong chiếc điện thoại (5C) này”, The Verge trích bức thư của Salihin Kondoker.

Câu chuyện giữa Apple và FBI đang thu hút sự quan tâm rộng rãi trong dư luận Mỹ cũng như quốc tế. Nhà chức trách trước đó yêu cầu công ty công nghệ tạo ra một phần mềm cho phép họ xâm nhập dữ liệu của chiếc iPhone 5C của nghi phạm vụ xả súng, nhưng Apple từ chối thẳng với lý do sẽ tạo tiền lệ để chính phủ lấy cắp thông tin từ người dân.

Phe ủng hộ chính phủ nói rằng Apple bất hợp tác với cơ quan điều tra, trong khi người bảo vệ Apple nói rằng công ty này đúng trong việc đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng.

Ông Salihin Kondoker lần này cũng là một trường hợp điển hình cho hai trường phái lập luận riêng biệt: Ủng hộ bẻ khóa một chiếc điện thoại và việc tạo ra phần mềm xâm nhập nhiều điện thoại.

Ngoài ra, ông Kondoker cũng nói lên một lập luận mới, đang gây chú ý nhiều ngày nay: Chính phủ nên giải quyết vấn đề từ gốc, tức kiểm soát luật dùng súng và an ninh nói chung, chứ không phải bắt ép các công ty công nghệ phục vụ họ.

“Khẩu súng chính là thứ giết chết mọi người, chứ không phải công nghệ”, Kondoker viết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.