Theo Engadget, bồi thẩm đoàn đã ra phán quyết yêu cầu Apple trả Qualcomm số tiền 31 triệu USD vì hành vi vi phạm, tức toàn bộ số tiền mà Qualcomm đang muốn có. Về phía Apple, công ty đã giành được phán quyết nhằm hạn chế khoản thanh toán tiềm năng.
Qualcomm đã đệ đơn kiện về vấn đề này vào năm 2017. Các bằng sáng chế liên quan đến việc cho phép điện thoại nhanh chóng kết nối với internet sau khi chúng được bật; hiệu quả pin và xử lý đồ họa; cùng chức năng quản lý lưu lượng cho phép các ứng dụng tải dữ liệu nhanh hơn.
Apple lập luận một kỹ sư tên Arjuna Siva đã có những đóng góp quan trọng cho công nghệ khởi động khi làm việc cho công ty và đáng lẽ phải được đặt tên theo bằng sáng chế đó. Tuy nhiên, Siva (hiện là nhân viên của Google) cuối cùng đã chọn không làm chứng tại phiên tòa tại San Diego và bồi thẩm đoàn đã bác bỏ lập luận của Apple.
Apple cũng tuyên bố vụ kiện trên thực tế là một hành động trả đũa của Qualcomm đối với việc Apple bổ sung Intel làm nhà cung cấp chip modem khác vào năm 2016. Qualcomm đã là nhà cung cấp độc quyền của Apple từ năm 2011, nhưng hiện tại Intel đã thay thế công ty ở San Diego trong các mẫu iPhone hiện đại.
Phán quyết được ban hành không liên quan đến cuộc chiến pháp lý lớn hơn giữa hai công ty về các khoản thanh toán tiền bản quyền. Một phiên xét xử liên quan đến vụ kiện đã được lên kế hoạch vào tháng tới với án phạt có thể lên đến hàng tỉ USD. Ngoài ra còn có vụ kiện khác diễn ra vào tháng 1 vừa qua và đang chờ xử lý. Apple, Intel và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã cáo buộc Qualcomm có hành vi độc quyền về modem trong điện thoại.
Cuộc tranh cãi giữa Qualcomm và Apple cũng diễn ra ở các quốc gia khác. Qualcomm đã giành được một lệnh cấm đối với iPhone của Apple tại Đức vào tháng 12 năm ngoái, nơi đã cấm bán một số iPhone cũ hơn ở nước này. Apple sau đó đã bắt đầu bán iPhone 7 và 8 trở lại tại Đức sau khi đổi modem Intel sang của Qualcomm.
Bình luận (0)