AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững

06/11/2024 10:00 GMT+7

Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang nhanh chóng chuyển mình sang kỷ nguyên số, AppotaPay tiên phong mang đến các giải pháp thanh toán hiện đại cho các doanh nghiệp du lịch địa phương. Hội thảo "Chuyển Đổi Số Du Lịch" diễn ra vào ngày 1.11 tại Quảng Bình, khẳng định vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp du lịch trong quá trình số hóa.

AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững- Ảnh 1.

AppotaPay tổ chức Hội thảo chuyển đổi số Du lịch tại Quảng Bình

Thanh toán số - Bước thiết yếu để phát triển du lịch địa phương

97% người tiêu dùng Việt ưu tiên thanh toán không tiền mặt tại các chuyến du lịch (theo khảo sát của Visa về thái độ thanh toán) đã cho thấy: việc ứng dụng công nghệ thanh toán số không chỉ nâng tầm trải nghiệm du khách một cách trọn vẹn, an toàn mà còn tối ưu hóa kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.

AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững- Ảnh 2.

Số liệu thực trạng chuyển đổi số thanh toán tại Việt Nam, theo khảo sát của AppotaPay

Song, với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ tại địa phương, bài toán thanh toán số chưa bao giờ dễ giải. Theo số liệu từ VINASME, 75% doanh nghiệp chưa có kế hoạch áp dụng thanh toán số, phần lớn đang còn e ngại trước các khoản đầu tư hạ tầng công nghệ.

Cơ hội phát triển du lịch địa phương

Mặc dù còn nhiều rào cản, cơ hội phát triển du lịch tại các địa phương tiềm năng, đặc biệt là Quảng Bình - điểm đến hấp dẫn tại miền Trung, là rất lớn.

Theo Cục Du lịch Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ dịch vụ lưu trú tại Quảng Bình đã vượt mốc 454 tỉ đồng, thu hút 4,24 triệu lượt khách nội địa và 120.000 lượt khách quốc tế. Những con số ấn tượng này không chỉ phản ánh sức hấp dẫn mạnh mẽ của Quảng Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế, mà còn chứng minh tiềm năng phát triển bền vững của tỉnh. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Quảng Bình, với những hang động kỳ bí, bãi biển trong xanh và bãi cát hoang sơ, đang chờ đón du khách khám phá.

AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững- Ảnh 3.

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Marketing của AppotaPay, phát biểu tại hội thảo về tốc độ tăng trưởng du lịch tại các tỉnh miền Trung

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Việt Nam có hàng trăm điểm đến từ miền núi đến bờ biển, nhưng không phải địa phương nào cũng khai thác hiệu quả những lợi thế này. Việc áp dụng thanh toán số sẽ là một bước tiến quan trọng, giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút du khách một cách hiệu quả hơn.

Nắm bắt nhu cầu - Đầu tư chuẩn hạ tầng công nghệ

Khảo sát của Booking.comCốc Cốc chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ưu tiên đặt chỗ và thanh toán trước cho hầu hết các dịch vụ trong chuyến đi của họ. Cụ thể, tỷ lệ du khách chọn đặt trước dịch vụ ăn uống đã tăng từ 25% năm 2023 lên 34% trong năm 2024; 52% du khách cho biết họ thường xuyên đặt vé máy bay trước để tìm kiếm mức giá hợp lý.

AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững- Ảnh 4.

Số liệu khảo sát xu hướng đặt chỗ lưu trú của du khách, trích Báo cáo thị trường du lịch 2024 của AppotaPay

Đáng chú ý, 42,6% du khách quyết định đặt phòng trực tiếp với chủ sở hữu khách sạn hoặc homestay thay vì thông qua các đại lý trung gian. Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng mà còn đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch địa phương trong việc thích nghi theo xu hướng mới.

Để không bị tụt lại phía sau, Quảng Bình và các địa phương tiềm năng khác cần nhanh chóng đầu tư vào hạ tầng thanh toán số, xây dựng mối liên kết bền vững với du khách. Đây không chỉ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương mà còn là bước đi chiến lược để khẳng định vị thế của các tỉnh trong bản đồ du lịch Việt Nam.

AppotaPay: Từ thanh toán thuận tiện đến tăng trưởng bền vững

Hội thảo "Chuyển Đổi Số Về Marketing - Thanh Toán Ngành Du Lịch" do AppotaPay phối hợp cùng Netin Travel tổ chức vào ngày 1.11 tại Quảng Bình, không chỉ giới thiệu các giải pháp thanh toán mà còn chia sẻ kinh nghiệm triển khai thanh toán số và marketing thực tiễn cho các doanh nghiệp du lịch địa phương.

Trong khuôn khổ hội thảo, ngoài các hoạt động giao lưu và chia sẻ về những case study thực tế, AppotaPay còn giới thiệu các giải pháp thanh toán như Cổng thanh toán đa quốc gia, Payment Link, và SmartPOS 2in1 - được "đo ni đóng giày" cho các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam.

AppotaPay thúc đẩy số hóa du lịch địa phương: thanh toán thuận tiện, tăng trưởng bền vững- Ảnh 5.

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Marketing của AppotaPay, phát biểu tại Hội thảo

Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Marketing của AppotaPay, "Chúng tôi không chỉ cung cấp công cụ thanh toán mà còn đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái bền vững nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch".

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng Hội thảo vừa qua không chỉ là cơ hội để hơn 200 doanh nghiệp địa phương tiếp cận công nghệ tiên tiến mà còn là dịp để tạo dựng những mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau trong việc phát triển du lịch bền vững.

Chuyển đổi số trong thanh toán là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. AppotaPay tự hào là một phần không thể thiếu trong hành trình này, với sứ mệnh thúc đẩy thanh toán số và biến du lịch địa phương thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Ông Lê Đức Anh khẳng định.

Đóng góp cho sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

Những nỗ lực của AppotaPay trong việc thúc đẩy chuyển đổi thanh toán số cho ngành du lịch không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mà còn tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Với hàng loạt giải pháp công nghệ tiên tiến và chiến lược hỗ trợ chuyển đổi số, AppotaPay đang làm việc cùng hơn 500 doanh nghiệp để tạo dựng một tương lai du lịch đầy triển vọng, nơi mọi trải nghiệm của du khách đều được tối ưu hóa và an toàn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.