ASEAN mạnh hơn về năng lực cạnh tranh

05/09/2013 03:15 GMT+7

* Việt Nam thăng 5 hạng so với năm 2012 Ngày 4.9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 2013 - 2014 đối với 148 nền kinh tế thế giới. Đây là lần đầu tiên WEF có đánh giá đầy đủ về tất cả thành viên ASEAN. Ngoài Lào và Myanmar lần đầu tiên xuất hiện trong bản đánh giá của WEF còn Campuchia tụt 3 hạng so với báo cáo năm ngoái (85 xuống 88), các thành viên còn lại đều được đánh giá cao. Singapore vẫn giữ vị trí thứ 2 về năng lực cạnh tranh toàn cầu trong khi các nước khác đều thăng hạng.

* Việt Nam thăng 5 hạng so với năm 2012

Ngày 4.9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 2013 - 2014 đối với 148 nền kinh tế thế giới. Đây là lần đầu tiên WEF có đánh giá đầy đủ về tất cả thành viên ASEAN. Ngoài Lào và Myanmar lần đầu tiên xuất hiện trong bản đánh giá của WEF còn Campuchia tụt 3 hạng so với báo cáo năm ngoái (85 xuống 88), các thành viên còn lại đều được đánh giá cao. Singapore vẫn giữ vị trí thứ 2 về năng lực cạnh tranh toàn cầu trong khi các nước khác đều thăng hạng.

So với bảng đánh giá năm ngoái, Việt Nam thăng 5 bậc từ 75 lên 70. WEF đánh giá Việt Nam đã cải thiện nhiều trong năng lực cạnh tranh như kiểm soát được lạm phát, nâng cấp hạ tầng cơ sở và năng lượng, hàng rào thương mại và thuế quan đã bớt gánh nặng hơn giúp thị trường hàng hóa tăng tính hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều yếu tố trong nền kinh tế vẫn bị cho là có khả năng cạnh tranh kém như công nghệ, môi trường kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường tài chính… khiến xếp hạng chung của Việt Nam kém hơn Malaysia (24), Brunei (26), Thái Lan (37), Indonesia (38), Philippines (59) và xếp trên Lào (81), Campuchia (88), Myanmar (139).

Nhìn chung, WEF cho rằng ASEAN đang hấp dẫn và giàu sức cạnh tranh hơn các khối kinh tế khác như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hoặc Hiệp hội Hợp tác Nam Á (SAARC). ASEAN luôn giữ vững đoàn kết và có những sáng kiến vừa giúp nâng năng lực cạnh tranh của từng thành viên vừa thực hiện mục tiêu phát triển của cả khối. Một trong những sáng kiến quan trọng là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015. Tuy nhiên, theo WEF, hiệp hội cũng đối mặt với thách thức về trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh của một số thành viên.

Chỉ số GCI được đánh giá dựa trên 3 yếu tố lớn là nhóm các yêu cầu cơ bản của nền kinh tế, hiệu quả nâng cao và cải cách. Trong đó bao gồm 12 tiêu chí như thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, giáo dục bậc cao và đào tạo, hiệu quả của thị trường hàng hóa, lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, độ sẵn sàng về công nghệ và quy mô thị trường...

Minh Quang (VP Bangkok) - N.Trần Tâm

>> Movitel dẫn đầu về năng lực cạnh tranh di động
>> Nâng tầm năng lực cạnh tranh của sữa Việt
>> VN giữ nguyên thứ hạng về năng lực cạnh tranh du lịch
>> Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh
>> 9 ngân hàng được xếp hạng A về năng lực cạnh tranh
>> Việt Nam tụt 10 bậc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu
>> Năng lực cạnh tranh của TP.HCM đang giảm
>> Việt Nam xếp hạng 80 về năng lực cạnh tranh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.