Ba kịch bản giá dầu

16/12/2015 06:02 GMT+7

Hôm qua, giá dầu WTI ở Mỹ rơi về mức 35 USD/thùng, giảm 33% so với đầu năm, xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Hôm qua, giá dầu WTI ở Mỹ rơi về mức 35 USD/thùng, giảm 33% so với đầu năm, xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Giá dầu thô liên tục giảm nhưng kế hoạch khai thác dầu thô của VN vẫn không giảmGiá dầu thô liên tục giảm nhưng kế hoạch khai thác dầu thô của VN vẫn không giảm
Với một nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu thành phẩm như VN, tác động của giá xăng dầu giảm là khó lường.
Theo một nghiên cứu mới công bố của Ban Kinh tế thuộc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT), việc giá dầu giảm có tác động tích cực tới khu vực kinh tế thực nên tăng nguồn thu thuế doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cú sốc giảm giá dầu cũng khiến thu ngân sách nhà nước giảm, tác động giảm chi tiêu chính phủ, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Nếu nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tăng lên không bù đắp được phần ngân sách giảm do giá xuất khẩu dầu thô giảm thì các cú sốc này sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Trường hợp ngược lại, nền kinh tế chỉ chịu tác động tiêu cực nhưng rất nhẹ.
Nghiên cứu cũng đưa ra những kịch bản khác nhau đối với nền kinh tế VN khi giá dầu còn 50 USD/thùng, 40 USD/thùng và 30 USD/thùng. Với mức 35 USD/thùng hiện nay, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm 0,85 điểm % trong năm 2016; xuất khẩu cải thiện với mức tăng thêm là 1,18 điểm %; nhập khẩu giảm 1,05 điểm % song chi tiêu chính phủ giảm do thu ngân sách giảm; đồng thời cũng khiến nền kinh tế ở trong tình trạng giảm phát. Tương tự, các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy, khu vực Trung Đông, châu Phi cũng chịu tác động nặng nề; còn các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Eurozone và Nhật Bản thì được hưởng lợi.
Trong khi đó, nếu giá dầu xuống mức 30 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế VN giảm tới 1,36 điểm % trong năm 2016. Cú sốc giảm giá dầu xuống mức thấp như thế có thể khiến lạm phát giảm 3,95 điểm % và nền kinh tế ở trong tình trạng giảm phát sâu. GDP trong các năm tiếp theo cũng sẽ giảm, như 2017 giảm 1,41 điểm %, năm 2018 giảm 0,57, năm 2019 giảm 0,67 và năm 2020 giảm 0,63.
Điểm chung trong các kịch bản giảm giá dầu nói trên là đều khiến nền kinh tế VN rơi vào tình trạng giảm phát nặng, do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất chính sách cần có những biện pháp bổ trợ khác để kích thích tăng trưởng nền kinh tế, như nới lỏng tiền tệ; điều chỉnh tỷ giá tiền đồng phù hợp; đặc biệt xem xét giảm giá xăng dầu thành phẩm để kích thích những ngành sử dụng xăng dầu phát triển, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế...
Theo Bộ Tài chính, dầu thô chiếm khoảng 6% trong tổng thu hơn 66.000 tỉ đồng thu ngân sách 2015. Năm 2016, VN dự kiến nhập khẩu khoảng 12,5 - 13 triệu tấn xăng dầu, nếu mức giá dầu thô ở mức 36 USD/thùng sẽ giúp VN tiết kiệm được 2 - 2,1 tỉ USD. Trong khi đó, theo Tổng cục Hải quan, đến nay VN nhập khẩu 4,640 tỉ USD xăng dầu các loại (8,4 triệu tấn) và xuất khẩu 3,370 tỉ USD dầu thô (8 triệu tấn). Như vậy, VN đã phải nhập siêu hơn 1,2 tỉ USD mặt hàng này trong gần 11 tháng 2015. Dù dầu thô liên tục giảm giá trị, nhưng lượng xuất khẩu của VN vẫn tăng với mức 1,2% trong 10 tháng năm 2015; giá trị giảm tới hơn 48%. Ngược lại, nhập khẩu xăng dầu tăng 11,4% về lượng và giảm 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá dầu thô liên tục giảm nhưng kế hoạch khai thác dầu thô của VN vẫn không giảm là dấu hiệu đáng lo ngại, bởi khai thác dầu thô còn phải chia cho Nga 49% trong liên doanh. Vì thế, VN không chỉ mất một khoản tiền xuất khẩu vì giá giảm, mà còn phải mất thêm tài nguyên để bù đắp thâm hụt do giá giảm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.