Đã từ lâu các quốc gia phát triển, đặc biệt là Mỹ quan tâm đến giáo dục toàn diện. Bởi vì họ cho đó là một trong những tiêu chí để phát triển con người tốt nhất.
Trong hệ thống trường học từ tiểu học tới đại học tại Anh, Úc, Canada… và đặc biệt là Mỹ, giáo dục nghệ thuật và thể thao được đặc biệt coi trọng. Thậm chí các tài năng nghệ thuật, thể thao… luôn được khen ngợi và biểu dương một cách đặc biệt, đôi khi còn hơn cả tài năng học thuật.
tin liên quan
Có mẹ nào dạy con về giới tính từ... 0 tuổi đây?Dạy giới tính cho con đang là vấn đề hot! Tuổi dậy thì ngày một tới sớm hơn, thông tin về các vụ bắt cóc, lạm dụng hay mang thai tuổi vị thành niên, đi tù vì lỡ yêu bạn gái tuổi trẻ em… làm các bố mẹ rất lo lắng.
Bởi vậy có thể thấy tại nhiều giải đấu nghệ thuật hay thể thao trẻ của thế giới, những người tham dự thi thố là học sinh, sinh viên chứ không phải là vận động viên chuyên nghiệp.
Ngay cả tại Thế vận hội Olympic quốc tế cũng vậy, đa phần các vận động viên của đoàn Mỹ đang là sinh viên. Và thậm chí còn là sinh viên các đại học danh tiếng bậc nhất ở Mỹ.
Chính vì vậy, học sinh Việt Nam muốn hội nhập được với đời sống bình thường của học sinh Mỹ, nên tập trung hơn vào các môn năng khiếu hay sở thích như nghệ thuật và thể thao.
Đây là một khó khăn lớn với các học sinh Việt Nam vì hầu như trường phổ thông ở ta hiện nay chưa quan tâm bao nhiêu tới vấn đề này. Trong khi đó, do thời lượng học các môn học chính khóa cũng như các lớp học thêm quá nặng , thành thử đa phần các cháu rất lơ mơ về văn nghệ và thể thao.
Với gia đình tôi, điều này có khác biệt đôi phần. Đầu tiên là với năng khiếu văn nghệ, các con đều yêu thích nghệ thuật do đây là một phần của truyền thống gia đình. Cháu thứ nhất thích nhạc Rock và có một ban nhạc riêng cùng các bạn.
Cháu thứ 2 thì chơi piano từ năm 4 tuổi do có năng khiếu âm nhạc khá sắc nét. Sau 5 năm tập tành miệt mài, 9 tuổi, cháu thi đậu vào Khoa Piano của Nhạc viện TPHCM và theo học như một sinh viên chính thức của khoa này cho tới khi quyết định du học.
10 năm đeo đuổi âm nhạc đã khiến cho cháu có nhiều lợi thế khi qua Mỹ. Ngay khi nhập học, cháu tham gia Ban nhạc của trường. Vượt qua các vòng thi khó khăn, cháu trở thành tay chơi Piano chính cho Ban nhạc Jazz.
Còn trong Ban nhạc diễu hành của trường, cháu là tay trống cừ khôi và trở thành một trong các lãnh đạo chủ chốt của Ban nhạc này.
Tại trường, cháu tiếp tục học thêm âm nhạc từ các thầy cô. Và quan trọng hơn, cháu được thụ giáo bởi thầy Adam, một nhạc sư nhạc Jazz danh tiếng tại tiểu bang Geogia, Mỹ cũng như một thầy giáo đã từng là tay trống cự phách đã từng biểu diễn tại sân khấu Broadway tại New York.
Ban nhạc của các cháu đã từng 2 lần đoạt Giải thưởng Lớn của Hiệp hội các Nhà giáo dục âm nhạc tiểu bang Georgia, Mỹ. Ngoài ra, các cháu còn là đại diện tiểu bang đi tham dự cuộc thi dành cho các Ban nhạc diễu hành trên toàn nước Mỹ tại Hawaii năm 2014.
Về thể thao, việc cho con tập luyện có khó khăn hơn bởi gia đình tôi không ai mạnh về các môn này. Trong khi con quá bận rộn vì học tập tại trường phổ thông cũng như học đàn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho cháu cũng học 2 môn thể thao phổ biến là đạp xe đạp và bơi lội. Học đạp xe đạp là để đi học.
Từ nhà tôi tới trường cháu tại quận 1 cách 5 km, cha mẹ bận không thể đưa đón hàng ngày. Do đó cháu học đi xe đạp để tự mình tới trường. Hàng ngày cứ đi về như vậy vài lần từ trường tới nhà, qua Nhạc viện,tới chỗ học thêm cũng là tập luyện thân thể trong một quãng đường dài .
Còn vào mùa hè, chúng tôi cho cháu học bơi. Cháu rất có năng khiếu bơi lội , có lẽ vì từng học đàn từ bé. Hai môn tưởng không liên quan nhưng thực sự rất quan trọng bởi vì học đàn yêu cầu phải phối hợp đồng bộ tay, chân và đầu.
Bởi vậy thầy dạy bơi chỉ dạy cháu 1.5 giờ là cháu bơi được những động tác căn bản. Sau đó cháu học bơi 4 môn phối hợp và bơi từ đầu này đến đầu kia của chiều dài bể bơi dễ dàng.
Bơi và đạp xe đạp đã khiến cháu có thể lực tốt. Khi vào trung học tại Mỹ, cháu dễ dàng tham gia giờ thể thao mà không bị đuối. Mà thể thao ở trường nam sinh này được coi trọng để rèn thể lực cho học sinh. Bởi vậy ngày nào cũng có 1 giờ học thể thao chính khóa, chưa kể thời gian tập luyện riêng.
|
Thể lực tốt cùng việc chăm tập tành khiến các cháu có thể chịu đựng thời tiết rất hiệu quả. Ở trường trung học của cháu bên Mỹ, việc các cháu đi bộ vài chục km trên núi hay chạy trong mưa tuyết , vượt tường cao 2 m là bình thường. Trong vòng mấy năm học trung học, cháu hầu như không ốm đau gì dù thời tiết khắc nghiệt. Đó cũng vì chăm tập thể thao.
Cũng chính vì thể lực tốt và tính kiên trì có được sau nhiều năm đạp xe đi học và bơi lội ở VN, con tôi đã tham gia một trong các đội tuyển thể thao của trường và sau đó trở thành đội trưởng. Đội của cháu đã 2 lần vô địch tiểu bang Georgia và 1 lần tham dự cuộc thi vô địch toàn nước Mỹ.
Các thành tích văn nghệ và thể thao này của cháu và các bạn rất quan trọng . Bởi vì trong hồ sơ tuyển sinh đại học, những gì nổi bật với các ban tuyển sinh không chỉ là học tập tốt mà còn phải là một người toàn diện.
Chính vì vậy, các cháu có thành tích cao trong văn nghệ, thể thao đều nhận được ưu tiên để vào trường tốt và có học bổng cao.
Riêng con trai của tôi đã được 8 đại học danh tiếng tại Mỹ nhận vào học và trao học bổng cao nhất tới 100% cho cháu học kỹ sư, vốn là ngành rất hiếm học bổng tại Mỹ.
Bình luận (0)