Ngay lập tức, nhiều tổ chức tin tức lớn như The New York Times hay The Washington Post... “quay lưng” với cách làm tin truyền thống, mà chọn các cách thức tương tự mà trang Wikileaks cùng nhiều mạng xã hội đang ứng dụng: Đăng tải tài liệu lên mạng. Thậm chí, các tài liệu này được tung lên trên mạng trước cả khi các phóng viên được tiếp cận đầy đủ.
|
Cụ thể, Tribute cử 2 phóng viên mang theo những máy quét cầm tay tới Juneau để thu gom hàng nghìn email của bà Palin và số hoá chúng nhanh chóng cho những độc giả trực tuyến. Trong khi đó, đợt thư đầu tiên được đăng tải trên website báo Los Angeles Times chỉ 30 phút sau khi các tài liệu này được công bố. Tờ The New York Times cũng làm tương tự, bỏ ra 14 tiếng liền để đăng tải toàn bộ thư của bà Palin. Một số hãng tin khác còn sắp xếp các tài liệu thư này theo thứ tự ngày tháng để bạn đọc dễ tìm kiếm.
Tại sao các hãng tin lớn đồng loạt sử dụng cách thức này? Nhiều nhà báo và các chuyên gia báo chí lý giải rằng trong vụ email của bà Palin được công bố, số lượng tài liệu quá lớn trong khi được cung cấp cho hàng loạt hãng tin trong cùng một thời điểm. Do đó, các hãng tin rất vất vả trong việc tìm ra được các thông tin có giá trị một cách nhanh chóng. Vì vậy, họ chọn cách tìm kiếm sự cộng tác từ bạn đọc, hay nói cách khác là áp dụng cách thức “nguồn tin đám đông”.
Kết quả, The New York Times nhận được hơn 2 nghìn email phản hồi từ bạn đọc, nửa trong số đó là có giá trị thông tin cao. Hầu hết các chú thích đính kèm vào những email của bà Palin trên mạng đều do độc giả đưa ra, không phải từ phóng viên.
Steve Doig - giáo sư chuyên ngành báo chí thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ) - cho rằng, cách tiếp cận thông tin từ đám đông là “thông minh” và nhiều khả năng sẽ phát triển mạnh trong tương lai. “Bạn không cần trở thành một phóng viên giỏi để có thể nhận biết ra những thông tin nào có giá trị. Thay vào đó, bạn sẽ có rất nhiều, rất nhiều người tìm hiểu giúp bạn và bạn sẽ nhanh chóng tìm ra những thông tin hữu ích” - ông Doig nói.
Theo Lao Động
Bình luận (0)