Xe

Bà Suu Kyi thăm Nhật Bản: Tận dụng đối tác, lợi dụng đối trọng

07/11/2016 10:18 GMT+7

Chuyến thăm Nhật Bản 5 ngày của bà Aung San Suu Kyi bị phủ bóng đen bởi xung đột vũ trang giữa quân đội Myanmar và người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine, miền tây bắc của Myanmar.

Vụ việc này được coi là tồi tệ nhất kể từ khi bà Suu Kyi và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) lên cầm quyền cách đây hơn nửa năm. Cũng chính vì thế mà bà Aung San Suu Kyi càng cần có được thành công trong chuyến thăm Nhật Bản.
Cả trong lẫn ngoài Myanmar, ai cũng biết bà Suu Kyi hiện nắm thực quyền ở Myanmar. Những chuyến công du của người phụ nữ này còn quan trọng hơn cả những chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của đương kim tổng thống Myanmar. Trước Nhật Bản, bà Suu Kyi mới đi thăm có Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Cái danh sách kia theo thứ tự ấy thể hiện rất rõ ưu tiên đối ngoại cũng như mục tiêu đối ngoại của chính phủ của bà Suu Kyi. Với Nhật Bản, mục đích chuyến thăm là tận dụng đối tác và gây dựng đối tác này thành đối trọng cho quan hệ của Myanmar với Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.
Mỹ đã nhanh chóng bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Myanmar, dỡ bỏ những biện pháp bao vây cấm vận Myanmar. Nhưng Mỹ còn cần thêm không ít thời gian mới có thể thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc về thương mại ở Myanmar. Ấn Độ có lợi thế là nước láng giềng gần và không mắc mớ nhiều với Myanmar trong quá khứ, nhưng vì thực lực và tiềm lực có hạn nên cũng phải nỗ lực nhiều.
Nhật Bản có lợi thế là không theo Mỹ trong chuyện trừng phạt Myanmar, lại hơn hẳn Trung Quốc về công nghệ cao mà Myanmar cần trong khi cũng có tiềm lực vốn đầu tư không hề nhỏ vào Myanmar. Đối tác đã hữu ích thế, đối trọng cũng giá trị không kém.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.