Tình trạng này khiến các bệnh viện công ở Đồng Nai đang phải đau đầu tìm giải pháp giữ chân đội ngũ bác sĩ trẻ.
tin liên quan
Chuyện người mẹ trẻ quyết hoãn trị ung thư để sinh con an toànCứ tưởng nghén trong thai kỳ nhưng hóa ra là… ung thư dạ dày giai đoạn muộn. Chịu đau đớn, người mẹ trẻ quyết tâm hoãn điều trị ung thư để giữ thai an toàn, sinh con.
tin liên quan
Bác sĩ không chịu về xãGần 1/3 số xã, phường, thị trấn của tỉnh Đắk Lắk không có bác sĩ. Tình trạng “đói” bác sĩ cũng diễn ra ở nhiều bệnh viện cấp huyện.
Có chứng chỉ hành nghề là xin nghỉ
Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, trong năm 2016 có ít nhất 65 bác sĩ ở các bệnh viện công lập trên địa bàn xin nghỉ việc. Riêng 6 tháng đầu năm 2017 là 38 trường hợp và dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng. BS Hà Đức Minh-Trưởng phòng Tổ chức - Sở Y tế Đồng Nai, cho biết hầu hết những người xin nghỉ đều là bác sĩ trẻ nhưng đã có kinh nghiệm làm việc trên 4 năm, tay nghề cứng và đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình trạng này diễn ra nhiều ở 3 bệnh viện tuyến đầu của tỉnh là BVĐK Thống Nhất, BVĐK Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
|
BS Phạm Văn Dũng – Giám đốc BVĐK Thống Nhất, cho hay tính từ năm 2016 đến nay có tổng cộng 35 bác sĩ rời bệnh viện, trong đó có 1 trưởng khoa và 3 phó khoa. Hiện tất cả các khoa của bệnh viện đều thiếu bác sĩ khiến hoạt động khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Tương tự, tại BVĐK Đồng Nai, từ năm 2016 đến nay cũng đã có 31 bác sĩ xin nghỉ việc, trong đó có một trưởng khoa. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, con số này là 11 người. BS Nguyễn Thị Thúy Nga – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết số bác sĩ trẻ tuyển mới vào chưa thể thay thế được số bác sĩ đã qua đào tạo, có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
Ra đi phần lớn vì thu nhập
Chia sẻ với Thanh Niên, BS Ngô Đức Tuấn – Giám đốc BVĐK Đồng Nai kể: “Khi các bác sĩ nộp đơn xin nghỉ việc, lãnh đạo bệnh viện gọi lên hỏi lý do, tất cả đều nói chung chung là do hoàn cảnh gia đình chứ không ai nói nghỉ để ra ngoài làm tư. Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đa phần là lý do thu nhập”. Cũng theo BS Tuấn, bác sĩ mới ra trường làm ở BVĐK Đồng Nai thu nhập một tháng cao lắm được 7 triệu đồng, trong khi ở các bệnh viện và phòng khám tư có thể trả gấp đôi hoặc gấp 3 con số đó. Đây là lý do nhiều bác sĩ không cưỡng lại được sức hấp dẫn về thu nhập nói trên.
tin liên quan
Người bệnh 'phật lòng' với thủ tục khám bệnh bảo hiểm y tếNgày 26.5, Sở Y tế TP.HCM công bố kết quả khảo sát ý kiến người dân về những điểm không hài lòng khi khám, chữa bệnh thông qua hệ thống ki ốt (điểm đặt máy) sau gần 1 tháng triển khai tại các bệnh viện (BV) công lập trên địa bàn TP.HCM.
tin liên quan
Tăng trợ cấp để giữ chân bác sĩTrước hàng loạt những khó khăn do thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng, ngành y tế tỉnh Tây Ninh đã đề ra nhiều giải pháp giữ chân đội ngũ y, bác sĩ.
“Khi được cấp chứng chỉ hành nghề là họ đi ngay, sẵn sàng bỏ tiền ra đền bù chi phí đào tạo theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh. Thậm chí, các bệnh viện và phòng khám tư còn chấp nhận bỏ tiền ra để đền bù giúp cho bác sĩ, giải phóng hợp đồng giống như chuyển nhượng cầu thủ vậy. Còn đối với bác sĩ giỏi, có tiếng hoặc những trưởng, phó khoa và lãnh đạo thì có thể thỏa thuận mức lương tùy theo trình độ chuyên môn. Có bác sĩ được trả tiền lương, thù lao trên 100 triệu đồng/tháng là bình thường”, BS Tuấn nói.
BS Phạm Văn Dũng thẳng thắn nhìn nhận: “Làm tại bệnh viện công lương trưởng, phó khoa cao nhất mỗi tháng được vài chục triệu đồng, nhưng ra ngoài được trả cả 100 triệu hỏi sao người ta không đi. Nhiều bác sĩ ở BVĐK Thống Nhất khi xin nghỉ cũng thật tình nói ra ngoài làm vì lý do kinh tế. Mình biết biết vậy nhưng không cách nào giữ chân họ được”. Ông Dũng kể về trường hợp một bác sĩ mà ông đặt nhiều kỳ vọng, cho đi học rồi cất nhắc làm phó khoa với mong muốn sau này sẽ là nòng cốt của bệnh viện. Tuy nhiên mới đây người này cũng đã xin nghỉ ra ngoài làm cho phòng khám tư với mức lương 180 triệu đồng/tháng.
BS Dũng cho biết thêm, có một số trường hợp mới ra trường xin vào làm việc nhưng từ chối nhận tiền hỗ trợ theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh để không bị ràng buộc về sau. “Tuy nhiên, quan niệm của tôi là làm việc trong bệnh viện công hay tư thì cũng là phục vụ người dân, miễn sao giữ được cái tâm của người thầy thuốc là hết lòng vì người bệnh”, BS Dũng chia sẻ.
tin liên quan
Top các bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất tại TP.HCMTop 5 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất là các bệnh viện: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, Viện Y dược học dân tộc và Nhi đồng 1.
Bình luận (0)