Tháng 10.2017, Bệnh viện Chợ Rẫy triển khai ca mổ đầu tiên ở tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật nội soi sử dụng robot Da Vinci, đáp ứng sự mong mỏi của đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân. Là một trong những người đầu tiên được sử dụng robot Da Vinci, tiến sĩ - bác sĩ Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, háo hức: “Sướng lắm, tuyệt vời, quá vượt trội! Động tác của robot quá tinh vi, chính xác. Điều hay nữa là robot cắt cầm máu tốt hơn nhiều so với các kỹ thuật khác!”.
Vượt trội!
tin liên quan
Phẫu thuật bằng robot giúp điều trị triệt để ung thư tuyến tiền liệtBác sĩ Sâm kể, cách đây 10 năm, ông đã tiếp cận kỹ thuật mổ bằng robot tại Singapore. Hồi đó, khi dự hội nghị, ai cũng háo hức muốn mổ thử bằng robot và ông chỉ được thử trong vòng 15 phút vì phải nhường cho các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, khi đó cũng chỉ điều khiển robot làm các động tác đơn giản như gắp cái này, gắp cái kia mà thôi. “Giờ thì mãn nguyện rồi”, bác sĩ Sâm hào hứng.
Còn theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Anh Toàn, Khoa Niệu A Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), dân ngoại khoa ai cũng háo hức khi bệnh viện đưa robot Da Vinci về hoạt động vào tháng 11.2016.
tin liên quan
Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật nhiều loại ung thư bằng robotRobot có thay thế bác sĩ?
Tháng 11.2017, Bệnh viện Bình Dân gặp gỡ quan khách nhân dịp mổ ca thứ 222 bằng robot Da Vinci tại đây. Trong cuộc gặp, có một câu hỏi khá thú vị rằng liệu robot này có thay thế được bác sĩ trong tương lai. Vị Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nhà sản xuất robot Da Vinci cho biết hiện tại robot chỉ hỗ trợ đắc lực, tạo thuận lợi cho bác sĩ chứ chưa thể thay thế hoàn toàn bác sĩ. Nhưng trong tương lai khoa học thì chưa nói trước được điều gì!
tin liên quan
Dùng robot cấy ghép buồng trứng cho bệnh nhân ung thư“Về viễn tưởng, khả năng robot có thể thay thế bác sĩ, nhưng trong vài thập niên tới, con người vẫn quyết định trong các cuộc phẫu thuật, ông Sơn chia sẻ.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, ứng dụng robot vào trong phẫu thuật là ứng dụng kỹ thuật cao, kết hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên sâu, giảm người bệnh ra nước ngoài điều trị.
Robot Da Vinci (Mỹ) ra đời vào năm 1982 và bắt đầu được sử dụng trên người nhưng còn hạn chế. Mãi đến năm 2010, robot này mới được cho phép sử dụng rộng rãi. Tính đến tháng 8.2017, trên thế giới có khoảng 4.700 robot Da Vinci, Mỹ chiếm nhiều nhất với 2.700 robot, châu Âu gần 700 robot, Nhật và Hàn Quốc gần 500 robot, còn 800 robot hoạt động ở các nước khác.
|
Bình luận (0)