Theo GS Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, bài chòi hình thành và phát triển cùng với quá trình Nam tiến của người Việt đến vùng đất Nam Trung bộ từ sau năm 1470. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển mạnh, hiện bài chòi đang có nguy cơ thất truyền.
Trừ các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Nam thường xuyên có biểu diễn bài chòi, hiếm có nơi nào còn Hội đánh bài chòi vào dịp đầu xuân. Nhiều nghệ sĩ bài chòi chuyên nghiệp cũng dần chuyển sang biểu diễn các bộ môn nghệ thuật khác.
Tại hội thảo, có ý kiến cho rằng nên giữ bài chòi cổ, lấy thể Hô làm chính và trả nghệ thuật bài chòi về với cái nôi dân gian. Ý kiến khác lại cho rằng bài chòi phải luôn được gia tăng những làn điệu mới, lấy thể Hát làm chính, phải dân ca hóa, kịch hóa bài chòi để tiếp cận khán giả trẻ. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng phải đưa nghệ thuật bài chòi vào trường học; thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học, liên hoan sân khấu nghệ thuật bài chòi; gắn nghệ thuật bài chòi với du lịch…
Hoàng Trọng
>> Tháng vàng du lịch di sản Huế
>> Bảo vệ di sản qua tranh vẽ
>> Đưa di sản vào giảng dạy
Bình luận (0)