Vòng bảng World Cup 2018 đã chứng kiến số lượng bàn thắng đến từ các tình huống đá phạt nhiều hơn bao giờ hết. Đến loạt đá knock-out, tầm quan trọng của bài tập chiến thuật này càng thể hiện rõ.
Đã có đến 5 trên 11 bàn thắng ở loạt tứ kết được ghi từ những tình huống đá phạt hoặc phạt góc.
Có thể kể đến tình huống trung vệ Raphael Varane đáng đầu tung lưới Uruguay từ một quả đá phạt giúp Pháp thắng 2-0. Hay Fernandinho đá phản lưới nhà sua quả phạt góc trong trận thua Bỉ 1-2.
tin liên quan
Vượt qua nỗi ám ảnh sút luân lưu, tuyển Anh đánh bại ColombiaThường không có kết quả tốt trong những loạt sút luân lưu nhưng tuyển Anh đã giành chiến thắng 4-3 trước Colombia sau khi hòa 1-1 trong 120 phút để góp mặt ở tứ kết World Cup 2018.
Đặc biệt, tuyển Anh tiếp tục cho thấy họ rất thuần thục trong việc tận dụng các bài phối hợp đá phạt để khai thông thế bế tắc, với tình huống Harry Kane hút hết sự chú ý của hậu vệ Thụy Điển trong quả phạt góc phút 30, giúp Harry Maguire đánh đầu mở tỷ số.
Bàn thắng mở tỷ số của Denis Cheryshev trong trận tứ kết gặp Croatia là pha lập công hiếm hoi ở vòng tứ kết không đến từ một pha dàn xếp đá phạt.
Tình huống Mario Fernandes gỡ hòa 2-2 trong trận Nga – Croatia là bàn thắng thứ 66 được ghi từ “bóng chết” tại World Cup 2018, trong tổng số 157 bàn thắng đã được ghi trên đất Nga.
|
Con số 42% bàn thắng được ghi từ các tình huống cố định cho thấy World Cup 2018 đang cho thấy sự lên ngôi của nghệ thuật đá phạt. Nó vượt khá xa con số 36% của World Cup 1998, hay 27% tại Brazil 4 năm trước, 24% tại Nam Phi năm 2010, 29% của World Cup 2002…
Tuyển Anh, đằng sau những câu chuyện hỏa mù về vai trò của đội trưởng Harry Kane, tranh cãi quanh Sterling… thực sự đang quá thành công với tình huống bóng chết.
Tại vòng 1/8, họ là đội đá luân lưu tệ nhất ở các giải đấu lớn, với tỷ lệ chiến thắng vỏn vẹn 14,28% (chỉ 1 lần thắng trong 7 lần). Riêng ở World Cup họ toàn thua khi phải bước vào loạt đấu súng cân não.
|
Vậy điều gì đã làm nên khác biệt khi họ lạnh lùng đánh bại Colombia ở loạt đá luân lưu? Nó đến từ Gareth Southgate, người từng đá hỏng quả 11m ở loạt luân lưu trước Đức tại EURO 1996.
Trong ê kíp BHL của tuyển Anh, có những chuyên gia hàng đầu về các tình huống cố định như Allan Russell, cả trong tấn công lẫn phòng ngự. Jordan Pickford có trách nhiệm nghiên cứu rất kỹ thói quen đá 11m của đối thủ. Kieran Tripper chỉ luyện về một góc chết ngày này qua ngày khác.
Ở các pha đá phạt, HLV Southgate và trợ lý Allan Russel đã sang tận Mỹ để học từ môn… bóng rổ và bầu dục của NBA và NFL, nhằm giúp các cầu thủ tận dụng tốt cơ hội nhờ khả năng xoay trở trong không gian hẹp.
|
Tiền vệ Ruben Loftus-Cheek bật mí: “Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để rèn các miếng đánh bóng chết, thật chi tiết nhất, như các cách di chuyển kéo người và ngăn chặn các ý đồ chạy chỗ của đối thủ”.
Đội trưởng tuyển Anh Harry Kane cho biết: “Allan là người chốt lại buổi tập cho chúng tôi. Ông cho mọi người biết các thông tin của hậu vệ, thủ môn của đối phương.
Allan nói cho đội bóng biết chúng tôi có thể khai thác các điểm yếu của đối thủ ở đâu. Những chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra những lợi thế cho tuyển Anh”.
|
Kết quả là 8 bàn thắng đến từ các tình huống cố định, nhiều hơn bất kỳ đội bóng nào tại World Cup 2018, giúp họ từ chỗ đến với giải với mục tiêu tối thiểu đã lần đầu tiên sua 28 năm góp mặt ở bán kết World Cup.
Con số này là khác biệt rất lớn nếu so với Pháp hay Bỉ (chỉ có 3 bàn thắng từ tình huống cố định), hay đối thủ sắp tới của họ tại bán kết là Croatia chỉ mới có 1 bàn thắng từ “bóng chết”.
Rõ ràng, Croatia đã nhận ra sự nguy hiểm từ tuyệt kỹ này của tuyển Anh. Đội trưởng Luka Modric khẳng định: “Chúng tôi đã xem Anh đá và thấy rõ họ đặc biệt giỏi ở các tình huống cố định. Từ nay đến khi trận đấu diễn ra, chúng tôi sẽ phải cải thiện khâu phòng ngự từ bóng chết”.
Bình luận (0)