Việc áp dụng mô hình chính quyền thông minh 4.0 đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc kiến thiết lại TP.Đà Nẵng. Và nay, Đà Nẵng đã được gọi tên bằng cụm mỹ từ “TP đáng sống” nhất Việt Nam.
Từ những dãy nhà chồ cũ kỹ dọc sông Hàn
Nếu từng đến thăm Đà Nẵng vào những dịp trước năm 1977, ai cũng sẽ công nhận, điểm dễ nhận diện nhất của Đà Nẵng là cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Bên này sông Hàn là những dãy nhà chồ nhà chồ nhếch nhác, còn bờ bên kia sông Hàn là vùng đất hoang vu, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Thời điểm đó, ít ai tin rằng, chỉ một cây cầu cũng có thể khiến mọi chuyện thay đổi.
|
Nhưng điểm hay của chính quyền Đà Nẵng chính là bất cứ một công trình cơ sở hạ tầng nào của Đà Nẵng cũng luôn gắn với một chiến lược dài hơi, bền vững. Và đó là lý do những cây cầu ở Đà Nẵng lần lượt ra đời. Cầu ở Đà Nẵng không chỉ xây dựng để phục vụ giao thông, nhu cầu vận tải, đi lại của người dân hai bờ sông Hàn mà còn là điểm nhấn kiến trúc, điểm tô cho TP về đêm, phục vụ du lịch. Chẳng vì thế mà Đà Nẵng chiều dài Bắc - Nam khoảng 20 km tính từ cửa sông Hàn lên đến thượng lưu, nhưng có đến 9 cây cầu. Đặc biệt, không cây cầu nào giống nhau, mà mỗi cây cầu đều mang một nét riêng.
|
Giờ đây, TP.Đà Nẵng không những sở hữu những kỳ quan xinh đẹp bậc nhất Việt Nam mà đô thị Đà Nẵng không mắc phải những căn bệnh trầm kha như kẹt xe, ngập úng, ô nhiễm môi trường...
Những chính sách “lấy dân làm gốc”
Chính quyền TP.Đà Nẵng đã sớm nhận ra không phải nông nghiệp, công nghiệp mà du lịch, dịch vụ chính là ngành kinh tế mũi nhọn, là tiền đề của sự phát triển bền vững của Đà Nẵng. Vì thế, từ nửa thế kỷ trước, Đà Nẵng đã tự mở lối đi riêng. Nhưng lối đi riêng ấy là sự đồng tâm hợp lực của cả các cấp chính quyền và người dân Đà Nẵng.
Sự khác biệt đơn giản giữa Đà Nẵng và các TP khác chỉ đơn giản là gần dân, biết lắng nghe nguyện vọng của người dân, lo cho cái khó của dân và thuyết phục để người dân cùng chia sẻ, đồng thuận với chính quyền, tất cả vì mục tiêu TP phát triển hiện đại hơn.
Khởi đầu là cả TP quyết tâm thực hiện chính sách “5 không” - không có người đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có cướp của giết người. Sau đó là chính sách “3 có” - có văn hóa văn minh đô thị, có nhà ở và có việc làm.
|
Thời điểm ban đầu, Tổng đài 1022 ra đời với mục đích là kênh phản ánh của người dân. Chỉ với một cuộc gọi tới Tổng đài 1022, người dân có thể dễ dàng phản ánh trực tiếp với các cấp chính quyền TP những khó khăn, khúc mắc cũng như kiến nghị những phương án thiết thực để phát triển TP. Chẳng phải từ đó, người dân cả nước lại râm ran những câu chuyện về những nhà lãnh đạo tài ba, chính trực của Đà Nẵng, luôn lắng nghe nguyện vọng và sẵn sàng giải quyết những bức xúc của người dân.
Để rồi khi cuộc sống của người dân được cải thiện, chính quyền TP.Đà Nẵng lại bước thêm một bước tiến lớn hơn, nâng cấp vai trò của Tổng đài 1022, bằng cách đưa Tổng đài này lên ứng dụng Zalo. Chẳng đâu có được, chẳng người nào “sướng” bằng người Đà Nẵng, chỉ cần ở nhà thì “trong nhà vừa tỏ, ngoài ngỏ cũng tường”. Người dân có thể tra cứu lộ trình xe buýt, thời gian xe buýt đến trạm, địa điểm ăn uống có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám - chữa bệnh, dò giá đất, và thậm chí là dò… điểm thi tốt nghiệp của con em trong nhà.
|
|
|
Vừa cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, vừa cải thiện dịch vụ dân sinh, những bước đi đúng đắn được tính toán kĩ lưỡng của chính quyền Đà Nẵng đã cải thiện hoàn toàn bộ mặt của TP.Đà Nẵng. Từ một TP nằm ở khu vực miền Trung có xuất phát điểm không thuận lợi về địa lý, Đà Nẵng hôm nay đã trở thành một TP luôn đi kèm cũng những mỹ danh như “đáng sống”, “đáng du lịch”, “văn minh”, “hiện đại”,… và là một tấm gương cần được noi theo.
|
Cho đến nay, đã có 34 tỉnh thành ứng dụng mô hình chính quyền thông minh 4.0 phục vụ người dân, và Đà Nẵng là mô hình thành công nhất, là bài học sáng giá về cải cách hành chính của nước ta.
Bình luận (0)