Theo Live Science, số lượng bệnh nhân bị bệnh này ở Úc đang gia tăng trong những năm gần đây. Nó được người Úc xem như là một kẻ giết người thầm lặng.
Vào năm 2016, Úc đã ghi nhận 186 trường hợp bị căn bệnh loét Buruli, trong khi đó năm 2013 chỉ có 74 trường hợp, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Con số này tiếp tục tăng lên 286 trường hợp vào năm 2017.
tin liên quan
Trầm cảm bủa vây cuộc sốngCàng tệ hơn khi các nhà khoa học vẫn chưa biết được cơ chế lây lan của bệnh loét Buruli, vì vậy họ không biết cách nào để ngăn chặn nó.
WHO cho biết thêm căn bệnh này không chỉ được ghi nhận ở Úc mà cũng được ghi nhận ở 33 nước ở châu Phi, Nam Mỹ, và Tây Thái Bình Dương.
Vào năm 2016, cả thế giới ghi nhận 2.206 trường hợp bị bệnh loét Buruli, trong đó số ca ghi nhận ở Úc và Nigeria chiếm đa số.
Bệnh này do vi khuẩn Mycobacterium ulcerans gây ra. Vi khuẩn này tiết ra chất độc phá hủy các tế bào, dẫn đến các vết loét lớn, thường ở tay và chân, theo WHO.
tin liên quan
5 vấn đề thường gặp sau tuổi 40Live Science cho biết ban đầu người bệnh bị nhiễm trùng từ những vết muỗi cắn, gây nên những vết loét trên da, và có thể phá hủy da và các tế bào mềm.
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, họ có thể bị những di chứng tàn tật suốt phần đời còn lại.
Chó, mèo và gấu túi cũng bị bệnh này, nhưng các nhà khoa học vẫn không dám chắc chắn liệu chúng có phải là tác nhân lây lan bệnh này đến người hay không.
Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy bệnh này không lây lan từ người sang người, theo Live Science.
Bình luận (0)