Theo một cuộc khảo sát nhỏ của phóng viên, đa phần các bạn trẻ ở giai đoạn này đều cảm thấy chơi vơi, lạc lối hoặc thậm chí thấy bản thân vô dụng.
"Chẳng biết đi đâu về đâu"
Là câu nói cửa miệng của đại đa số bạn trẻ mới bước chân rời giảng đường đại học.
“Cái tuổi này thật sự rất khó diễn tả, mình thấy bản thân cứ như vô định. Lưng chừng với biết bao suy nghĩ. Học đúng ngành ra trường vẫn chưa thấy được tương lai, biết là chỉ mới giai đoạn đầu thôi nhưng cũng rất nản. Ba mẹ luôn trông chờ, mà mình thấy bản thân vô dụng”, Nguyễn Ngọc Mai (tốt nghiệp Trường ĐH Văn Lang TP.HCM), chia sẻ.
Là một chàng trai được bạn bè mệnh danh là sống rất lạc quan và hình như chỉ biết nụ cười thôi, nhưng khi được hỏi “bạn có đang lạc lối tuổi 22?”, N.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho hay: “Thật ra mình nam nhi nên phải luôn vui vẻ và lạc quan như vậy nhưng nói thật là chông chênh lắm. Mà mình tin chắc 90% bạn sinh viên mới ra trường đều như vậy hết. Trong lúc đi học mình cũng đã đi làm thêm nhiều, nhưng lúc đó tâm lý chỉ là làm thêm. Còn bây giờ là đi làm nuôi bản thân, còn phải phụ giúp cho gia đình nữa chứ không lẽ ra trường đi làm mà không lo được gì cho gia đình. Mà thấy hiện tại sao phũ phàng lắm. Bản thân còn chẳng lo nổi. Nên cứ quẩn quanh suy nghĩ phải vượt qua quãng thời gian này như thế nào?”.
tin liên quan
Nữ sinh ngành y sợ ếLướt một vòng quanh các trang Confessions của các trường ĐH y dược, dễ dàng nhận thấy những dòng trạng thái chia sẻ có nội dung như: 'Nỗi lòng nữ sinh viên học y', 'ế là chắc rồi mọi người ơi'…
Không may mắn như N.H, Nguyễn Anh Thơ (ở Q.10, TP.HCM), học cao đẳng ra trường đã được 1 năm nhưng vẫn thấy mình thất bại. Làm gì cũng không thành công.
“Công việc thì không ổn định, vào thành phố lớn lập nghiệp đối diện với biết bao thử thách, khó khăn nối tiếp khó khăn. Người thân không, bạn bè không, chẳng có người nào để tâm sự. Tâm trạng cứ xuống dốc và cảm thấy rất hoang mang. Chẳng biết rồi sẽ đi đâu về đâu”, Thơ trải lòng.
|
“Vẫn không sao em ạ! Đời còn đẹp chán!”
Cách đây không lâu, một học sinh đã gửi tin nhắn “Thầy ơi, em 22 tuổi rồi mà sao thấy chơi vơi quá, học hành dỡ tệ, cũng không có năng khiếu hay tài năng gì cả. Em cảm thấy bất tài, cuộc sống qua ngày thật tẻ nhạt, em không biết mình cần phải làm gì để có thể thoát khỏi sự bế tắc này cả, từ lâu niềm đam mê của em đã tắt rồi khi em phải học một ngành mà em không thích. Xin thầy hãy cho em một lời khuyên”.
Sau khi nhận được tin nhắn, thầy Trần Trinh Tường, giáo viên dạy tiếng Anh tại TP.HCM đã chia sẻ rằng: “Vẫn không sao em ạ. Đời còn đẹp chán!”
Thầy Tường khuyên: “Đầu tiên em hãy trân trọng cái cơ bản nhất là mình được sống! Vừa rồi thầy có một bạn học viên 9X, trẻ, đẹp giỏi, dễ thương, nhưng đột ngột nhận được tin bạn qua đời vì bệnh tim. Thật bất ngờ và thương em ấy! Vậy mới thấy đời người thật ngắn. Mình còn sống được ngày nào, hãy sống vui lên, trân trọng từng hơi thở, từng giây phút mình sống. Em được làm người, được sống là em may mắn lắm rồi. Những cảm xúc chán nản, chơi vơi em đang có cũng chỉ là nhất thời thôi, mình có thể thay đổi, chuyển hóa, mình có thể học và làm mới cuộc đời mình. Bắt đầu lại mọi thứ thật tuyệt vời”.
tin liên quan
Nữ sinh trường nào đẹp nhất?'Nữ sinh trường nào đẹp nhất?' có lẽ là một trong những câu hỏi được nhiều sinh viên quan tâm. Câu hỏi này đã và đang xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, Fan Page, nhất là khi năm học mới đã bắt đầu.
Thầy Tường cho rằng: “22 tuổi còn trẻ mà, tuổi yêu, tuổi chơi, tuổi kiếm tiền, tuổi học, tuổi của trải nghiệm. Em hãy bước ra trường đời. Sống có chí hướng, có mục tiêu rõ ràng, có khát vọng”.
Còn chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáp dục Chế Dạ Thảo thì khuyên: “Trước tiên, tránh sự hoang mang không biết phải bắt đầu từ đâu, bạn hãy bắt đầu từ chuyện lập cho mình một kế hoạch chi tiết. Thành công trong cuộc sống và công việc là một chặng đường rất dài, và bạn không thể nhảy cóc qua được. Mục tiêu ngắn đến mục tiêu dài hơi, muốn lên cao thì nền tảng phải vững, kế hoạch càng chi tiết càng dễ thực hiện.
Hai, xác định ngay trong suy nghĩ rằng, bằng tốt nghiệp không phải thứ đảm bảo để bạn có được sự nghiệp và tiền bạc, kinh nghiệm và năng lực mới là cốt lõi, mà cả hai thứ này không tự nhiên có được. Muốn đi xa là phải có năng lượng, mà chỉ có bạn mới có thể tạo ra năng lượng cho chính mình.
Thứ 3, chọn việc vừa sức để bắt đầu, nó có thể không mang lại cho bạn thu nhập và vị trí như bạn muốn nhưng nó cho bạn trải nghiệm, kinh nghiệm và ít chịu áp lực hơn.
Cuối cùng, hãy chia sẻ áp lực và suy nghĩ với gia đình và bạn bè thân, cân bằng tâm lý, cởi bỏ nỗi lo thì bạn mới thoải mái để đi tiếp hành trình của mình”.
“1. Sức khỏe:
Hãy yêu thương chính mình, cho mình một sức khỏe một cơ thể đẹp, tràn đầy năng lượng, mình nhìn mình là mình phải mê nói chi người khác. Quan trọng là cái khí bên trong mình tươi rói khi mình khỏe và yêu đời em à! Hãy tập thể dục mỗi ngày 45 phút…
2. Phát triển bản thân:
Sách! Hãy ra 1 tiệm sách, dành ra 2 tiếng đọc hết các tựa sách và chọn cho mình một cuốn phù hợp với tâm hồn, với vấn đề mình gặp... Em sẽ không tin được sau 1 năm nếu như em đọc sách đều, em sẽ trở thành con người giỏi giang cỡ nào đâu...
3. Sự nghiệp tài chính:
Hãy theo đuổi đam mê của mình. Hãy học lấy một cái nghề, hãy chơi với những người trong ngành em đam mê, xin thực tập, học việc. Hãy nhấc điện thoại lên hoặc inbox facebook họ để được học việc. Em hành động đi và em sẽ bị từ chối đó nhưng còn hơn là không có thất bại nào để học. Và rồi kiên trì em sẽ có được công việc ưng ý. Đời em sẽ sang trang mới!
Thầy Trần Trinh Tường
|
Bình luận (0)