Tình yêu bóng đá và lòng yêu mến xứ sở bạch dương
Người Việt Nam yêu bóng đá và luôn coi đây là môn thể thao số 1 kể từ năm 1896 khi được Pháp du nhập vào Việt Nam. Từ đó đến nay, tình yêu ấy luôn được thổi bùng lên và cháy bỏng qua từng trận đấu, minh chứng sống động nhất là cả biển người sôi động hò hét ăn mừng chiến thắng trên đường phố những ngày đầu năm 2018 trước màn lội ngược dòng của U.23 Việt Nam vào vòng chung kết U.23 châu Á.
Dù năm nay đội tuyển Việt Nam không được góp mặt tại cuộc thi bóng đá lớn nhất hành tinh, nhưng hàng triệu người Việt vẫn hướng về Nga để theo dõi những trận cầu đỉnh cao nhất thế giới. Trên sân vận động cũng luôn có mặt của người hâm mộ bóng đá Việt, không chỉ là những Việt kiều đang sinh sống tại Nga mà có không ít fan hâm mộ lặn lội từ Việt Nam sang.
Bóng đá đương nhiên là lý do số 1, nhưng với không ít người, đi Nga xem bóng đá còn là dịp quay lại thăm nơi mà họ xem là quê hương thứ hai, là tình yêu trong suốt cuộc đời của mình. Văn hóa Nga từ lâu đã “ngấm” vào người Việt, từ Mùa thu vàng của Levitan, đến những áng văn bất hủ, ca khúc da diết như “Đôi bờ", “Chiều Moskva”, “Triệu đóa hồng”…
Đồng hành cùng người hâm mộ
Trong hàng ngàn người Việt tới Nga năm 2018, bên cạnh bóng đá thì du lịch, ẩm thực cũng rất được quan tâm. Ẩm thực Nga phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nguyên liệu chủ chốt của bữa ăn ở Nga vẫn là bơ, sữa, trứng, xuất hiện trong hầu hết các món ăn. Lâu lâu, bạn mới thưởng thức một lần thì thật tuyệt, nhưng nếu bạn dùng các món này trong suốt 3-4 tuần xem bóng đá tại Nga thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ.
Với những người không sinh sống thường xuyên tại Nga như anh Hải, một người Huế, sống tại Sài Gòn, vì hâm mộ bóng đá mà đang cùng gia đình “nghỉ hè” tại Nga “theo diện tự túc” chia sẻ: “Khi mới đặt chân đến nước Nga, tôi rất thích thú với những món ăn Nga nhưng chỉ vài hôm là bắt đầu nhớ cơm nhà. Tiệm ăn Việt ở Nga chắc cũng không thiếu, nhưng lạ nước lạ cái nên cũng không dễ kiếm. Đã vậy, lại còn phải đến sân sớm để “ổn định chỗ ngồi” và thưởng thức không khí tại chỗ của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh nên gia đình tôi đã thủ theo… mì gói là tiện nhất”.
“Từng đi nước ngoài nhiều lần nên vợ tôi biết mì gói bên này cũng có, nhưng ăn nhạt nhẽo lắm, khó hợp khẩu vị. Mì 3 Miền “đạm đà hương vị Việt” vốn là món khoái khẩu nhất của cha con tôi nên trước khi đi, mẹ cháu nhất định bảo tôi phải mang theo cho chắc ăn. Bữa nào đi xem, cháu cũng mang theo ít nhất 2 ly. Cũng tiện lắm, người Nga mê uống trà, café nên gần sân vận động rất dễ xin nước nóng. Đi sớm xếp hàng vào sân chưa kịp ăn, trong giờ nghỉ hoặc cuối giờ con tôi chỉ cần ra ngoài xin nước nóng là đã có ngay ly mì ngon để thưởng thức. Những hôm xem về muộn cũng vậy, mì thơm ngon, hợp khẩu vị nên cháu mới chịu ăn, chứ cho ăn thức ăn nhanh mãi cháu chán, cứ bảo là không đói”.
|
Đại sứ ẩm thực
Không chỉ mang theo mì để ăn, fan hâm mộ nhí còn rất hào hứng khi giới thiệu món mì mà cậu cho rằng “rất Việt Nam và ngon nhất thế giới” với những người “đồng sở thích bóng đá” đủ các quốc tịch ngồi kế bên. Bé Minh Khôi quảng cáo: “Món ăn Việt rất hài hòa giữa các vị chua - cay - mặn - ngọt, lại có một loạt các loại rau thơm như hành, ngò, rau húng, rau mùi... tạo nên một mùi thơm cực kỳ hấp dẫn. Nếu có cơ hội bạn nên đến Việt Nam để thưởng thức phở Việt. Giờ chưa có, hãy thử ly mì “3 Miền” này là bạn sẽ cảm nhận được hương vị Việt”.
Bị quyến rũ bởi mùi thơm khó cưỡng của ly mì và lời “dụ dỗ” của cậu bạn nhỏ, người bạn Bỉ cũng hào hứng lây. Cùng với niềm hân hoan khi đội Bỉ giành chiến thắng 1-0 trước đội tuyển Anh và bước tiếp vào vòng trong, không chừng bạn ấy sẽ lên kế hoạch đi thăm Việt Nam một ngày không xa sau khi thưởng thức xong ly mì “đậm đà hương vị Việt”.
|
Với mùi vị đặc trưng, đậm đà hương vị Việt, mì “3 Miền” đang là bạn đồng hành không thể thiếu của người hâm mộ bóng đá Việt trong những ngày sôi động này. Am hiểu ẩm thực Việt là bí quyết giúp thương hiệu “3 Miền” liên tục dẫn đầu thị trường mì gói với gần 30% số gói mì được tiêu thụ (theo Kantar Worldpanel - Rural - P5/2018). |
Bình luận (0)