Hạ lãi suất cho vay
Ông Nguyễn Thái Học- Tổng giám đốc Công ty Donafoods cho rằng: “Năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 ngành điều rơi vào tình trạng rất khó khăn do hàng tồn kho quá lớn, xuất khẩu bị đình đốn, nhiều DN đang đứng bên bờ vực phá sản”. Ông Học đề nghị “NHNN có thể cho vay vốn và ưu tiên mức thế chấp 15% kho nguyên liệu, giải ngân cho DN thu mua theo yếu tố mùa vụ; tiếp tục cho vay ngoại tệ cho thu mua nhập khẩu nguồn nguyên liệu”.
|
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng, NHNN cần xem xét và tạo điều kiện cho người chăn nuôi có thể được hưởng các ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông Công cho biết: “Trong một năm qua, giá heo rớt xuống rất thấp, cộng thêm đó chi phí đầu vào, thức ăn tăng cao do đó người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng. Do đó, NHNN áp dụng các ưu đãi tín dụng cho ngành chăn nuôi heo như sản phẩm lúa, cá tra, cá ba sa ở vùng ĐBSCL. Khoanh vùng giãn nợ cho người chăn nuôi cũng như tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi dưới 11%/năm. Xem xét sử dụng quỹ bình ổn giá để hỗ trợ, tiếp sức cho ngành chăn nuôi”.
Còn ông Nguyễn Đức Bình- Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Đồng Nai đề nghị Thống đốc NHNN cho phép các DN vừa và nhỏ được tiếp cận với các nguồn tín dụng với lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất hiện nay. Theo ông Bình, hiện nay các DN, đặc biệt DN vừa và nhỏ, khi đến các NH để xin vay vốn thường nhận được những cái lắc đầu. Do thủ tục cho vay đang bị xiết lại. Cán bộ tín dụng thường quan tâm đến tài sản thế chấp, còn phương án kinh doanh thì lại không được ưu tiên. Tuy nhiên, hiện tài sản của DN gần như đã hết thì đâu ra mà có tài sản thế chấp. “Vấn đề mấu chốt nhất hiện nay của các DN đó là tiền. Nếu NH cho DN vay vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới phục hồi” ông Bình kiến nghị.
Sẽ có nhiều giải pháp
Chia sẻ những khó khăn của các DN, thống đốc cho biết NHNN cũng đang quyết liệt triển khai các giải pháp để làm sao đưa lãi suất cho vay xuống dưới mức 13% /năm, nhằm tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận nguồn tín dụng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bởi năm 2013 là năm xác định nguồn tín dụng hướng đến ưu tiên cho các lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, DN vừa và nhỏ, công nghệ cao và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó NHNN cũng đề nghị các tổ chức tín dụng cần chung tay hưởng ứng và NHNN sẽ hỗ trợ thông qua nguồn vốn, lãi suất hoặc tái cấp vốn do các NH thực hiện. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Trước những khó khăn của DN, các tổ chức tín dụng cũng cần đồng hành, chung tay chia sẻ. Những khoản vay cũ, NH có thể xem xét và điều chỉnh về mức lãi suất hiện hành giúp DN bớt khó khăn”.
Không dám cho vay vì sợ nợ xấu
Trước đó, chiều 25.3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có buổi làm việc với các tổ chức tín dụng. Đại diện một số NH cho biết, hiện nay lãi suất đã giảm ở mức phù hợp và DN có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên, khó có thể giải quyết cho DN vì NH nhìn thấy nguy cơ nợ xấu và tình trạng “sức khoẻ” của DN rất yếu nên không dám giải ngân. Do không tiếp cận được nguồn vốn, phần lớn các DN có quy mô vừa và nhỏ đã chọn phương án giải thể, ngừng kinh doanh. Ngòai việc đề nghị đưa lãi suất về mức 13%/năm, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, các NH muốn giải quyết được bài toán nợ xấu thì cần phải xử lý nợ cũ và không để phát sinh nợ xấu mới. Điều này phải nỗ lực từ phía tổ chức tín dụng và DN chứ không thể chờ Nhà nước hỗ trợ. Do đó NHNN mong muốn các tổ chức tín dụng cần chung tay hưởng ứng và NHNN sẽ hỗ trợ thông qua nguồn vốn, lãi suất hoặc tái cấp vốn cho các NH thực hiện.
|
Kim Cương
>> Doanh nghiệp Cần Thơ cần tái cơ cấu để vượt qua khó khăn
>> Chăm lo, giải quyết khó khăn cho người lao động
>> Chính phủ hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn
>> Nhiều khó khăn trong vụ tôm mới
>> Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho bất động sản
>> 5.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Bình luận (0)