Phải tuyệt đối an toàn
Theo ĐB Giàng A Chu (Yên Bái), ở Tuần Giáo trước đây đã từng xảy ra động đất mạnh, vì thế cần có những nghiên cứu để làm rõ hơn ảnh hưởng của hoạt động địa chấn trong vùng này đến độ an toàn công trình.
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) góp ý, ngoài ảnh hưởng của động đất, công trình còn phải tính tới tác động của lũ lụt, vì trên thượng nguồn có tới 11 nhà máy thủy điện của Trung Quốc. ĐB Xuân đặt câu hỏi: “Nếu xảy ra trường hợp vỡ đập của cả 11 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn thì sẽ ra sao, phương án đối phó thế nào?”. ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) lên tiếng: “Dự án không thuyết minh rõ phương án ứng phó khi xảy ra lũ quét, sạt lở lớn ở khu vực công trình thủy điện, ảnh hưởng của các vùng lân cận nhà máy khi xả lũ lớn trong trường hợp mưa kéo dài gây lụt, gây úng đập chẳng hạn và phương án ứng phó khi các đập thủy điện của các nhà máy ở phía Trung Quốc có sự cố".
Nếu xảy ra trường hợp vỡ đập
|
||
ĐB Nguyễn Đình Xuân |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, ông Trần Đình Long (Đắk Lắk) kiên quyết: “Vấn đề an toàn phải là tuyệt đối, phải tính tới mọi thiên tai. Dù giá thành có cao thì cũng phải chọn phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn”.
Chịu được động đất cấp 9
Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực (EVN) Phạm Lê Thanh được chủ tọa điều khiển phiên họp yêu cầu giải trình trước QH về tính an toàn của công trình. Ông Thanh khẳng định, công trình đã được tính toán đảm bảo an toàn tuyệt đối với cả hai nguy cơ là động đất và lũ lụt. Theo ông Thanh, trận động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) hồi tháng 5.2007 đã được Viện Vật lý địa cầu khẳng định “nằm xa khu vực Lai Châu". Ông Thanh cũng cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2009, khả năng xảy ra động đất tại đứt gãy Điện Biên - Lai Châu (đứt gãy này cách tuyến đập 16,7 km) chỉ là 7 độ Richter; khả năng xảy ra động đất tại đứt gãy thượng sông Đà (cách tuyến đập 6,5 km) là 5,7 độ Richter. Trong khi đó, công trình đã được tính toán chịu được động đất ở cấp 9.
Dù giá thành có cao thì cũng phải
|
||
ĐB Trần Đình Long |
Về rủi ro có thể xảy ra từ các đập ở thượng nguồn Trung Quốc, ông Thanh nói: “Hiện nay trên phía thượng nguồn sông Đà (sông Lý Tiên) có khoảng 11 dự án thủy điện đã và đang xây dựng, đang vận hành. Chúng tôi đã khảo sát tất cả những dự án ấy và tính toán rằng khi xảy ra những bài toán vỡ đập ở Trung Quốc thì không phải là vỡ liên hoàn, mà là xảy ra ở dự án cuối cùng, dự án nằm cách biên giới Việt Nam 13 km. Nếu đập Tukahe (ở dự án cuối cùng) vỡ thì toàn bộ dung tích của đập này chỉ có 78 triệu m3. Khi 78 triệu m3 này tràn về, nếu như thủy điện Lai Châu ở mực nước dâng bình thường 295m, thêm 78 triệu m3 nước thì cũng chỉ lên đến 296,9m. Tức là chỉ tăng thêm gần 2m so với mực nước dâng bình thường, hoàn toàn chúng ta có thể chứa được lượng đó.
Nếu toàn bộ lượng nước vỡ ở trên kia tràn về thì khả năng đi qua được đập Tukahe khoảng 13.000 m3/giây, lượng nước đó về đến thủy điện Lai Châu thì đập tràn của Lai Châu thiết kế có khả năng xả được lũ 25.400 m3/giây”.
Tính toán kỹ cộng hưởng động đất và lũ
- Triển khai dự án thủy điện Lai Châu, diện tích mất rừng trên 39 km2 và vấn đề ngập nước trên diện tích rộng như vậy là rất đáng quan tâm. Tôi quan niệm rừng là nơi giữ đất và nước, bảo đảm cho tuổi thọ của nhà máy. Nếu phá rừng thì lượng phù sa và đất lấp lòng hồ rất nhanh. Vấn đề khác là bảo đảm nguồn nước cho nhà máy phát điện. Thực ra, chúng ta bỏ tiền mua than, dầu để chạy nhiệt điện. Khi làm thủy điện, chúng ta không nghĩ đến việc bỏ tiền ra để trồng rừng, bảo vệ rừng, coi đó như một thứ “nhiên liệu” cho thủy điện. Vấn đề này ngay cả nhà đầu tư cũng không nghĩ đến. Tôi rất đồng thuận nhiều ý kiến của ĐBQH yêu cầu phát triển thủy điện phải gắn với bảo vệ rừng. Ngoài ra, rừng còn là nguồn sống của đồng bào. Đối với khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vấn đề đặt ra là khi ngăn nước sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn của các dòng sông, cụ thể là thay đổi dòng chảy, mực nước, đa dạng sinh học, thành phần hóa lý của dòng nước. Quan trọng hơn là ảnh hưởng đến vấn đề hạ thấp mực nước ngầm của các khu đô thị và ngay cả Hà Nội cũng bị ảnh hưởng. Đã làm hạ thấp mạch nước ngầm cũng sẽ làm thay đổi chất lượng của nước ngầm. Ảnh hưởng đến dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến cung cấp thủy lợi cho vùng đồng bằng. * Nhiều đại biểu lo ngại thủy điện Lai Châu nằm trên vùng thường hay xảy ra động đất? - Thực tế đã từng xảy ra động đất lớn nhất của VN ở khu vực này. Tôi được biết nhà đầu tư và bên tư vấn xây dựng đã nghiên cứu khá kỹ, Viện Vật lý địa cầu của Viện Khoa học - Công nghệ VN cũng đã tham gia nghiên cứu, tính toán tương đối kỹ về độ bền vững của công trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là phải tính toán kỹ tác động cộng hưởng của các yếu tố bất lợi, trong đó có lũ, động đất và các yếu tố khác. * Khi Lai Châu và Sơn La hoàn thành, cùng với Hòa Bình sẽ tạo thành bậc thang thủy điện trên sông Đà, dư luận quan tâm là chúng ta sẽ điều tiết liên hồ thế nào để không xảy ra chuyện lũ chồng lên lũ, thưa ông? - Vấn đề này có thể điều tiết được, tuy nhiên còn phụ thuộc vào khâu dự báo thời tiết. Nếu hài hòa được vấn đề đó, có thể lên phương án vận hành liên hồ. Sau khi tổ máy số 1 thủy điện Sơn La hoàn thành, phát điện vào cuối năm 2010, đến năm 2016 thủy điện Lai Châu xây dựng xong thì việc kiểm soát lũ và quy trình xả lũ sẽ được xây dựng. Về cơ bản là bảo đảm an toàn, nhưng phải dựa trên tinh thần kỷ luật và trách nhiệm rất cao. Thanh Phong (ghi) |
Điện hạt nhân: Phải chọn công nghệ hiện đại Thanh Phong |
Chi 22.000 tỉ đồng để điều chỉnh lương X.Toàn |
Xuân Toàn
Bình luận (0)