|
Cứ vào buổi hoàng hôn nhập nhoạng, sau những giờ hành chính cống hiến hết năng lực, con người lại nhấc phôn chờ nghe tiếng Chuông gọi hồn ai. Trời ạ, chuông gọi hồn ai là tên một tác phẩm lớn của văn hào Ernest Hemingway nhưng ở đất nước con Rồng cháu Tiên thì đó cũng là tiếng chuông réo gọi bằng hữu tìm đến nhau qua những chầu cụng ly bia.
Thông thường lúc cụng ly là “hồn ai nấy giữ” nhưng với những người có máu “Sư Tử Trắng” trong mình thì hoàn toàn ngược lại. Ấy là lúc mỗi chàng tửu khách đều chứng minh bản lĩnh của mình. Bản lĩnh đó là vẻ mặt luôn điềm đạm, mái tóc dù có cạo trọc cỡ nào vẫn chực chờ “xù” ra như con sư tử oai vệ, và quan trọng nhất là cách cư xử với nhau lịch lãm rất mực đàn ông. Cách cụng ly với nhau như thế “tuyệt vời” hơn cả các cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, nó làm cho ta lâng lâng kinh khoái sực nhớ những câu thơ uống rượu sử dụng toàn điệp ngữ:
Ly đầu thấy mới “sương sương”
Ly hai thấy lửa táp sườn “riu riu”
Uống “khơi khơi” trọn buổi chiều
Đến khuya đứng dậy chân “xiêu tà tà”
“Xiêu tà tà” ai chẳng biết tiếng lái là “ta xìu xìu”. Nhưng “xìu xìu” ở đây không phải là thứ xìu xìu bạc nhược mà là từ cảm giác “sống thật, phiêu thật” của thứ nguyên liệu làm nên loại bia vô địch mang tới phong thái đàn ông. Thử hỏi đàn ông trong cơn men chếnh choáng bia Sư Tử Trắng sẽ cất tiếng gầm ra sao? Xin thưa, ấy là tiếng gầm dịu dàng của con đực biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, biết uống đến đâu là dừng lại, biết bờ vai mình là chỗ dựa cho con “Sư Tử cái phu nhân”, biết mình là cột trụ cho sự tồn tại của nhân văn lễ giáo, biết chinh phục bất cứ mọi chướng ngại nào trên đường đời như loài Sư Tử Trắng quả cảm biết vượt qua mọi đồng cỏ sa mạc đại ngàn nào dám ngăn bước chân chúa tể.
Trở lại thời khởi thủy uống bia một chút. Hồi đó khi chưa có nhãn hiệu bia Sư Tử Trắng hảo hạng thì ở Sài Gòn tụ điểm bia nổi tiếng nhất là công viên Tao Đàn, nơi những chiếc xe xì tẹc phun vòi bắn bia như suối. Hai chữ “Tao Đàn” xuất xứ từ nhóm thơ quý tộc “Tao Đàn nhị thập bát tú” của ông vua thi sĩ Lê Thánh Tôn, sau 1975 biến thành nơi quy tụ giới võ lâm hắc bạch y chang như Quang Minh Đỉnh trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Bá tánh tha hồ xếp hàng hoặc tan hàng dành từng phiếu tích kê, cự nự làm quen, nhìn mặt bắt hình dong kết nghĩa giang hồ. Những kẻ có dòng máu chịu chơi Lý Bạch tha hồ cụng ly chan chát với vô số đồng nghiệp từ nam chí bắc. Khó mà điểm danh hết các hiền sĩ còn sống hoặc ra người thiên cổ ở trung tâm bia bọt Tao Đàn. Chỉ biết rằng tại Tao Đàn, tức “Tan Đào”, hễ tan trận là đào tẩu một mạch. Thiên hạ đào tẩu với đủ mọi lý do của họ: Người lộng ngôn bừa bãi, kẻ coi trời bằng vung lỡ mượn rượu phát ngôn rút lời không kịp. Ở trung tâm luôn có sẵn các nhà hảo tâm yêu mến văn nghệ túi tiền rủng rỉnh sẵn sàng ngây người nghe lời vàng ngọc từ những nhà thơ giang hồ bất đắc chí xuất khẩu thành thi, những nhạc sĩ coi “tứ xứ là nhà” búng guitar, hát nhạc dân gian điệu nghệ hơn xa hàng tỉ ca sĩ trên sân khấu. Những tửu khách xuất hiện thường xuyên nhái Bình ngô đại cáo một cách hào sảng: “Dẫu tiền bạc lúc có lúc không - Song dân nhậu thời nào cũng có”.
Sở dĩ phải nhắc lại giai đoạn “tiền Sư Tử Trắng” để thấy rằng nỗi buồn thiên cổ từ chuyện thiếu men bia hảo hạng đã qua đi. Tửu khách sành điệu bia Sư Tử Trắng hôm nay tha hồ giải quyết nỗi buồn trống vắng sau giờ hành chính một cách rất hồn nhiên:
Anh buồn anh đi ra đường
Hút sơ điếu thuốc, hát cương nửa bài
Sau đó đứng dựa gốc cây
Trước khi thưởng thức một vài ly bia
Nào, bạn có thừa bản lĩnh của mình sau khi thưởng thức một vài ly bia như thế đúng không? Nếu không đúng thì chắc chắn bạn đã uống một thứ men gì đó không thuộc giống nòi Sư Tử Trắng.
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)