Đó là trong quá trình thử việc, bạn không có thái độ làm việc tích cực, hay bi quan. Thay vì nghĩ đến những điều tốt đẹp, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề, thì bạn lại ta thán: "Việc này khó quá, chắc không thể giải quyết được", "Thôi chấp nhận kết quả xấu nhất cho lần này"...
Nếu bạn làm việc kiểu qua loa, làm cho xong việc, chứ không thể hiện sự quyết tâm, nhiệt tình, thì cũng tạo nên "điểm trừ" trong mắt những người có quyền ở công ty.
Bạn thiếu kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng... chắc chắn sẽ bị nhận xét là không thể hòa nhập vào môi trường làm việc của công ty, dễ tạo ấn tượng xấu với khách hàng, đối tác. Và tất nhiên, bạn sẽ không thể vượt qua được giai đoạn thử việc.
tin liên quan
4 sai lầm khi viết CV tìm việcTrong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, sự thay đổi trong cách viết CVsẽ tạo nên sự khác biệt. Một chuyên gia từng xem hơn 40.000 CV đã chỉ ra 4 điểm sai phổ biến mọi người hay mắc phải.
Công việc ở các công ty, doanh nghiệp... đều rất áp lực. Muốn vượt qua áp lực ấy cần trang bị nhiều kỹ năng như: quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm... Nếu thiếu một trong những kỹ năng ấy, chắc chắn bạn sẽ bị các sếp cân nhắc rất nhiều "nên hay không nên ký hợp đồng với người này".
Ngoài ra, nếu khi trải nghiệm công việc thực tế, cứ cho rằng bản thân mình có bằng giỏi, tự cho rằng mình có năng lực giỏi... Theo đó, luôn cho là việc gì mình làm cũng đúng, không đoái hoài gì trước những ý kiến góp ý, nhận xét, phê bình của đồng nghiệp đi trước thì bạn cũng khó lòng trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Và, muốn xin được việc làm, đừng bao giờ mắc lỗi: thể hiện sự tự tin thái quá, cũng đừng tự ti quá nhiều. Hãy tự đánh giá năng lực bản thân một cách chính xác nhất.
Nguyễn Hoàng Hải
Giám đốc điều hành Công ty cổ phần truyền thông Canavi VN
Giám đốc điều hành Công ty cổ phần truyền thông Canavi VN
Bình luận (0)