Đó là bàn tay của những người mưu sinh trong nghĩa địa. Họ đều là những người lương thiện, bàn tay cũng năm ngón, chỉ có điều, người già thì vừa kiếm sống vừa đếm ngược thời gian về... nghĩa địa, người trẻ thì ngày làm, đêm đi học nghề để ấp ủ giấc mơ thoát khỏi nơi này.
Bàn tay
Ngồi trong tấm bạt trên trảng cát, bên cạnh đống lửa đốt bằng gốc phi lao. Trời mưa to, gió rung bần bật. Vào giờ này, nghĩ là chẳng ai còn ở nghĩa trang có tên Gò Mả Phạm này, có lẽ chỉ mình tôi.
Chập choạng tối, những con chim ngày đẹp trời ríu ran là thế, giờ cánh ướt sũng, bay dúi dụi. Cảnh vật cô liêu.
Nhưng kìa, bên kia bãi xà bần của khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam), thấp thoáng bóng chiếc nón lá, lúc nhô lên cao hơn đống rác một xí, lúc thì biến mất.
Tôi trùm áo mưa, tiến lại. “Bà Hội, giờ này bà vẫn chưa về?”.
Người đàn bà nhỏ thó, nhăn nheo như hạt đậu non phơi được nắng, ngẩng lên, nói một câu gì đó bằng ngữ điệu rặt Quảng Nam nên nghe không kịp, xong lại cúi xuống, tiếp tục dùng hai bàn tay bới bới trong đống xà bần, thỉnh thoảng bỏ một mẩu sắt vụn vào cái chậu nhôm đã rách.
Lâu nay nhìn từ xa, tưởng bà bới bằng cây cuốc nhỏ, ai dè, cây cuốc đó là hai bàn tay, ngón to như cổ tay bà.
Bà bới chừng nào, người tôi sởn gai ốc chừng đó. “Mắm muối bỏ miệng”, lỡ mà đụng cái mảnh chai e nguy.
Những mẩu sắt vụn bà lượm được không biết từ nhà máy nào trong khu công nghiệp đổ ra, nó nhỏ, lép, dài chừng hai đốt ngón tay.
Tôi nhấc cái chậu nhôm lên, ước:
- Chắc cũng được 5 ký rồi bà?
Bà Hội vẫn không ngẩng lên, nói:
- Không được mô, chắc 4 ký!
- Đây là buổi chiều hay cả sáng nữa bà?
- Chiều. Sáng ở cái bao sau xe đạp a.
- Cái bao đó mấy ký?
- E cũng 4 ký.
- Mỗi ký nhiêu bà?
- Hai ngàn!
tin liên quan
Đời... lượm banhBà Hội cám ơn, rồi nói: “Có chú mới dám vô không thôi ai dám?”.
Bà Hội người Điện Minh, có hai con gái, rủi thay, chồng một chị làm thợ bị ngã, chấn thương cột sống, nằm một chỗ. Vợ chồng một chị khác cũng đau ốm liên miên. Hai người lo gia đình mình chưa nổi nên không thể phụ bà.
Từ ngày có người thân về yên nghỉ ở đây, tôi dựng cái bạt, đốt lửa, ngày nào cũng ở đó và ngày nào cũng thấy bà, mưa cũng như nắng.
Thỉnh thoảng tôi có giúp bà ít tiền, kể chuyện nên bạn bè cũng giúp thêm. Mỗi lần đưa cho bà bà đều hỏi: “Tiền chi ri? Răng chú cho nhiều rứa? Tui không dám lấy mô”. Tôi phải giải thích mãi bà mới nhận.
Mỗi lần như thế, tôi cẩn thận bỏ tiền vào túi bà, lấy kim băng băng lại, rồi dặn thế này, thế này... Bà gật.
... Bàn tay
Người dân ở khu vực này mỗi nhà nuôi vài con bò, họ gom lại thành đàn rồi thuê người chăn.
Trong số hai phụ nữ, ba đàn ông chăn bò có anh Sáu.
Anh Sáu cao lớn. Mỗi lần đi ngang thấy tôi, anh dừng lại, trên vai vắt cái túi, tay cầm cây roi. Anh cứ đứng thế mà nhìn, hỏi chi cũng không nói. Vì thế tôi rất ái ngại.
|
Một lần tôi vô phân cho chậu hoa trên mộ người thân, tự nhiên anh thả cái túi trên vai xuống đất, đi vội vào, tay xua xua, miệng hét lên mấy tiếng ú ớ, nghe rất quái. Nghe tiếng, mấy người chăn bò với anh kéo lại, giải thích cho tôi, anh Sáu bảo đừng dùng phân, bẩn, chỗ mồ mả linh thiêng phải sạch. Tôi hiểu ra, giải thích đó là phân vi sinh, không bẩn, nhưng anh không chịu, cứ nhất thiết xua tay. Tôi chiều anh.
Mãi rồi cũng quen. Anh Sáu là người trong xóm, bị câm điếc từ thuở nhỏ. Không hiểu thế nào anh lại rất thích nghe radio, nghe say sưa. Tôi nói, hay tai anh phù hợp với tần số sóng radio? Mọi người lắc đầu, bảo chẳng biết thế nào.
Anh Sáu có 3 đời vợ, 4 đứa con. Nghe kể, tôi đùa anh rồi mọi người “dịch” lại: Anh thiệt tài đó nghe. Anh xua tay, không tài, không tài. Ngoài giờ chăn bò, anh đào gốc phi lao lấy củi. Lo gia đình chu đáo. Nghe nói mấy đứa con anh học hành khá lắm.
tin liên quan
Nghề đáy giữa biển khơiMọi người không chịu, anh bực quá hú lên.
Nhìn anh lúc đó cứ nghĩ đến con cún bị ốm, khát nước, bò ra cầu ao nhưng không thể cúi xuống mà uống được.
Ngày hôm sau anh cười hỉ hả. Ý rằng anh đoán đúng nhất, 5-3. Anh không những đoán đúng Pháp vô địch mà chẳng ai nghĩ trận chung kết có nhiều bàn thắng như anh.
Lại bàn tay !
Sáng nay, Dũng xin 1 ngàn, đưa tờ 10 ngàn nó không lấy, bảo chỉ 1 ngàn. Lục ví mãi may cũng tìm thấy. Hỏi chi rứa? Nó bảo bơm nước (giếng khoan) tưới cây nên có lệ phải mua nước. Xong nó chôn 1 ngàn xuống đất, nổ máy bơm.
Nói, mày ưa thì làm chứ tao thấy linh tinh. Nước là của trời đất, giếng của mình đóng, trời đất không bán nước bao giờ.
Lát sau thì ông Mỹ mang thùng vô xin nước, chỉ cho ông múc trong hồ. Hỏi Dũng, giờ thì ai lấy 1 ngàn? Hồ tao tao lấy hay trời đất lấy? Nó cười.
Ông Mỹ xin nước xong thì xách đi cà lai cà thọt (chân ông tập tễnh) sang khu nghĩa địa bên cạnh. Ông cẩn thận múc tưới cho từng chậu hoa người đi viếng đặt trước mộ nhưng bị héo.
Ông cứ xách, tưới mãi cho kỳ hết mới sang khu khác. Ở đó, ông có đóng giếng khoan và xây nhiều bể chứa cho người dân múc nước tưới. Không tưới thì ông tưới.
Chậu hoa nào đặt không chuẩn thì ông sửa lại, có bông hoa gãy thì ông dùng kéo cắt bỏ.
Từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, không việc này thì việc khác, cứ thế.
Hôm ông đến thắp hương, tôi biếu ông chút đỉnh, gọi là tiền để ông mua xăng. Ông cám ơn rồi tính ra bao nhiêu lít.
Ông Mỹ mắc bệnh thấp khớp kinh niên, khớp các ngón tay nổi cục, sần sùi nhưng ngày nào cũng như ngày nào, dù mưa hay nắng, ông kéo chiếc xe ba gác sau chiếc Honda 81, trên xe có sẵn cuốc xẻng, thấy ổ gà, ổ trâu là dừng lại xúc đất san lấp.
Nhiều người gửi cho ông chăm mồ mả gia tiên, ông chăm. Đưa bao nhiêu tiền cũng được, không đưa thì ông cũng cứ chăm.
oOo
Trong nghĩa trang có nhóm “Được và những người bạn”, tên này là do tôi đặt. Tụi nó có 4 đứa, đều là thanh niên chưa vợ. Hằng ngày vô lán của tôi chơi (lán đầu tiên che bạt sau đó thì làm tre lợp tôn), không biết trước khi có lán thì chúng nó ngồi đâu.
Ngồi thế, ai đến thuê việc gì làm việc đó. Quét dọn, làm cỏ, phát cây, sơn vôi... việc chi cũng làm. Tối lại thì đứa đi học điện, đứa học trồng hoa cảnh, đứa đi học đầu bếp... Rồi ngồi ước mơ học xong có việc làm.
Lạ là, đứa nào cũng có bàn tay như nhau, lúc nào cũng dính sơn.
Có hôm không ngủ được nên đến sớm, lúc đó mới 4 giờ sáng, trời mưa, đã thấy thằng Được đốt một đống lửa to rồi ngồi thế, ánh mắt nhìn về xa xăm. Buồn.
Khi ngồi uống trà, mắt nó vẫn nhìn về vô định, rồi hỏi: “Chẳng lẽ đời con ở trong Gò Mả Phạm ri mãi à chú?”. Tôi cũng buồn lắm nhưng làm mặt vui: “Cứ học đi cháu, học giỏi nghề thì không sợ không có việc làm đâu, rồi sẽ khác mà. Với lại, đừng gọi là Gò Mả Phạm, nghe buồn lắm, chú đã đặt tên chỗ này là Bến Xuân rồi nghe mày!”.
Nó cười, bảo: “Tên hay!”.
Ừ thì, bàn tay ai cũng có năm ngón, có bàn tay năm ngón cong queo, sần sùi, có bàn tay năm ngón chỉ để mà “ru mãi ngàn năm”...
Đời là vậy!
Bình luận (0)