Bạn trẻ kể chuyện ‘quậy’ Tết bằng các dịch vụ di động

06/01/2014 06:00 GMT+7

‘Giờ tưởng tượng lại cảnh cô ấy tròn mắt khi nghe giọng ái nam ái nữ từ cuộc gọi của thằng bạn thân, mình vẫn ôm bụng cười’, Phạm Phương Nam, sinh viên năm 2 Đại học Xây dựng Hà Nội, kể lại mùng 1 Tết Dương lịch của mình.

 Những dịch vụ dành cho giới trẻ của VinaPhone thường có yếu tố ngộ nghĩnh hoặc bất ngờ
Những dịch vụ dành cho giới trẻ của VinaPhone thường có yếu tố ngộ nghĩnh hoặc bất ngờ

Tết Dương lịch năm nay rơi vào giữa tuần, được nghỉ đúng một ngày nên Nam không thể về sum họp với gia đình. Mùng 1 Tết, chẳng đến các khu vui chơi, chẳng lang thang quán cafe hay đi xem phim, Nam vẫn nghĩ ra nhiều cách giải trí lạ ngay tại nhà chỉ bằng chiếc điện thoại cũ.

Gọi điện cho cô bạn thân học chung hồi cấp 3, Nam sử dụng dịch vụ Magic Call, hỏi thăm bằng giọng ái nam ái nữ thì chỉ nghe đầu dây bên kia “Ớ... Ớ”, im lặng khoảng 5 giây rồi tắt phụt máy. Lúc sau gọi lại, mãi cậu mới thấy cô bạn nhấc máy nghe với giọng vẫn chưa hết run. Đến khi cậu nói chuyện bình thường, cô bạn mới “hoàn hồn”.

“Bạn ấy tưởng em bị mất điện thoại hay mới đi chuyển đổi giới tính vì vẫn số của thằng bạn thân mà giọng thì nam không ra nam, nữ không ra nữ. Sau biết là tính năng của dịch vụ Magic Call, cô ý cười sằng sặc, còn đòi em dạy cách giả tiếng bà già, tiếng đàn ông, tiếng trẻ em... để gọi trêu người yêu, trò này vui thật, lại dễ làm”, Nam kể.

Trước đấy, sau khi đánh răng rửa mặt, Nam đã chào mùng 1 Tết bằng cách gửi tặng bố mẹ bài hát “Nhật ký của mẹ” bằng dịch vụ Music Gift. Gọi điện lên tổng đài 9234, cậu chọn bài hát rồi để lại lời nhắn chúc bố mẹ nhân dịp năm mới. Theo Nam, ngày đặc biệt nên cách trao quà cũng phải đặc biệt. Món quà này hợp sức tài chính của Nam, vừa ý nghĩa, vừa khiến bố mẹ cậu bất ngờ.

Quan niệm Tết là ngày dành cho gia đình, người thân, dù là Dương lịch hay m lịch nên ngay cả khi không thể về nhà sum họp, Nam vẫn chọn chơi Tết bằng cách pha trò với bạn bè, gây bất ngờ cho bố mẹ. “Nghĩ ra những trò mang lại tiếng cười cho mọi người, mình thấy cũng vui cả ngày luôn, chẳng cần cầu kỳ đi đâu, làm gì, mà thực hiện cái đó lại đơn giản, chỉ cần tinh ý tận dụng các ứng dụng, dịch vụ của nhà mạng”, Nam nói.

Yêu nhau xa, người Sài Gòn - người Quảng Trị, Tết Dương lịch chỉ được nghỉ ngắn ngày nên Nguyễn Tiến Đạt, sinh viên Đại học Công nghệ TP.HCM không thể đưa bạn gái đi chơi. Để dỗ dành người yêu, Đạt nghĩ ra trò du lịch bằng âm thanh ngay trên chính chiếc “dế” của mình.

Đăng ký dịch vụ FunTalk, cậu chỉ cần bấm 948 trước số điện thoại của người yêu là có thể lồng ghép vô số âm thanh cuộc sống vào cuộc nói chuyện của 2 người. “Lúc chọn tiếng kẹt xe, mình bảo cô ấy là đang dạo phố đấy, lúc chuyển qua tiếng sóng vỗ, chim hot, cảm giác lại như đi biển với nhau..., nên tuy ở xa nhưng 2 đứa vẫn thấy gần lắm”, Đạt chia sẻ.

Ngày hôm đó, Đạt và người yêu còn chọn hình thức Say2send để gửi tin nhắn cho nhau. Hiệu ứng âm thanh của dịch vụ này giúp cả 2 thay đổi không khí, cách nói chuyện thường nhật, khiến ngày mùng 1 Tết trở nên ý nghĩa và đặc biệt. Đạt chia sẻ, vừa được nhắn tin bằng lời nói, vừa có thể đọc lại những SMS này nên người yêu cậu rất thích.

Cậu tâm sự: “Không thể ở cạnh nhưng vẫn có thể khiến cô ấy vui và ấm áp, mình cũng thấy đúng nghĩa mùng 1 Tết hơn, thật không bõ công mày mò những dịch vụ lạ này của nhà mạng, mới chuyển sang dùng VinaPhone hơn một năm nay mình mới biết có những hiệu ứng đó”.

Ngoài Nam và Đạt, rất nhiều bạn trẻ khác cũng không thể đón Tết Dương lịch bên gia đình, người yêu vì đường xa, ngày nghỉ ít. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, họ vẫn nghĩ ra những trò lạ, ý nghĩa để tận hưởng không khí sum vầy bên người thân. Thậm chí không cần dốc tiền vào các khu vui chơi giải trí, không cần smartphone để “đốt” thời gian trôi nhanh bằng game, nhiều bạn trẻ vẫn có thể mang lại tiếng cười ấm áp, sảng khoái cho cha mẹ, bạn bè bằng chính chiếc điện thoại “cùi bắp” nhờ tận dụng một vài dịch vụ di động. (Thu Hà)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.