|
Khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây cho thấy thu nhập trong suốt một đời của những người có bằng đại học ngày càng cao hơn so với người không học đại học.
Kết quả được tổng hợp từ các thành viên của OECD, vốn là những quốc gia giàu có nhất thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và nhiều nước châu Âu khác. Tại những nước này, khoảng cách thu nhập giữa người có và không học đại học ngày càng lớn, theo 1843magazine.
Ireland là quốc gia có khoảng cách lớn nhất. Điều này khiến bất bình đẳng trong thu nhập và độ ổn định công việc giữa 2 nhóm rất khác nhau. Tình từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở người dưới 35 tuổi tăng 8% ở nhóm có bằng đại học. Trong khi đó, nhóm không có bằng đại học tăng đến 20%. Tỷ lệ này ở nhóm tốt nghiệp trung học là 40%.
tin liên quan
Cô cử nhân sinh học làm thợ đóng giày trở nên nổi tiếng ở NigeriaKhông muốn bị thất nghiệp như hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp khác, một cô gái ở Nigeria đã tự mở cửa hàng rồi làm thợ đóng giày để kiếm sống và trở nên nổi tiếng ở nước này.
Chính sách thuế thu nhập của chính phủ Ireland thấp khiến bất bình đẳng về thu nhập giữa người có bằng đại học và không có bằng đại học càng lớn hơn.
Điều này cũng xuất hiện tượng tự ở Mỹ, Phần Lan, Anh, Pháp và Hàn Quốc. Riêng ở Mỹ, sinh viên nước này cũng có thu nhập đáng kể nhờ có bằng đại học.
tin liên quan
6 nước du học lý tưởng ở châu ÂuDu học là một trong những cách thú vị để giúp một người trưởng thành. Bạn có thể vừa học, vừa du lịch, biết thêm một ngôn ngữ mới và thấy được thế giới rộng lớn thế nào. Châu Âu chắc chắn là một lựa chọn lý tưởng.
Chủ yếu là do nền kinh tế tri thức đang cần lượng lớn lao động có trình độ. Thêm nữa, nhiều công việc ở Mỹ cần kỹ năng về toán học. Chính điều này đã mang lại lợi thế cho cử nhân tốt nghiệp. Cử nhân tại các nước Đông Âu cũng được hưởng lợi vì thị trường thiếu lao động có trình độ.
Tỷ lệ lao động dưới 55 tuổi có bằng đại học ở các nước OECD là 25%. Thế nhưng, con số này ở nước nước Đông Âu như Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Czech chỉ khoảng 14%.
Riêng tại Ba Lan, những nỗ lực khuyến khích người dân học đại học đã giúp tỷ lệ có bằng đại học ở độ tuổi từ 25 đến 34 tăng gấp 3 lần, tính từ năm 2000 đến 2012.
Bình luận (0)