Bài phóng sự điều tra được tờ The Star tung ra hôm 17.10 gây chấn động dư luận, cung cấp những thông tin kinh hoàng, vô cùng tàn bạo, độc ác về băng đảng chăn dắt trẻ em ăn xin có nguồn gốc từ Trung Quốc đang hoạt động tại Đông Nam Á.
|
Nạn nhân tên Xiu Yuan, năm nay đã 33 tuổi, liên tục nhìn xung quanh để đảm bảo mình không bị theo dõi, trả lời phóng viên rằng bản thân anh vốn được sinh ra rất khỏe mạnh, nhưng sau đó đã bị băng đảng tại Trung Quốc bắt cóc, làm cho tàn tật, giam giữ trong nhiều năm rồi mới luân chuyển ra nước ngoài.
Sau khi ăn xin, Benjamin Holst lên mạng xã hội khoe mình đang đi du lịch khắp thế giới, sống buông thả, qua đêm tại 'phố đèn đỏ'.
"Băng đó lớn và quyền lực lắm. Họ có kết nối với phía Malaysia để liên tục theo dõi chúng tôi. Ở Trung Quốc, vô số người ăn xin cũng phải chịu sự kiểm soát của họ", Yuan tâm sự.
Theo The Star, ngoài những "ông kẹ" ở Malaysia, băng chăn dắt ăn xin tàn bạo này còn vươn vòi bạch tuộc khắp Trung Quốc, đặc biệt tại khu vực thành phố Đông Quản (tỉnh Quảng Đông) và Trịnh Châu (tỉnh Hải Nam). Ông trùm đầu sỏ, mà đàn em biết đến với danh xưng Tahkeh, đang khuynh đảo Trung Quốc, thường chỉ cho những "cái bang" lão luyện, đã nhận được sự tin tưởng "xuất ngoại" để "hành hiệp".
|
Trong khi đó, Xiu Yuan cho biết chi nhánh ở Malaysia do em ruột của Tahkeh cầm đầu. Chúng thường xuyên thực hiện các cuộc trao đổi lực lượng cái bang, đưa "nhân viên mới" từ Trung Quốc sang Malaysia, sau đó chuyển "người cũ" về theo hướng ngược lại.
"Về được 2 tháng thì chúng tôi lại được đưa sang đây (Malaysia) để ăn xin. Chúng tôi đã ăn xin như vậy biết bao nhiêu năm nay rồi", Yuan kể.
Vào cuối ngày, nạn nhân thường bị nhóm chăn dắt dồn vào các khách sạn, nhà nghỉ rẻ tiền, được canh gác cẩn thận và bắt đầu "thu thuế". Theo đó, chúng thường chiếm đoạt tới 60% tổng thu nhập của những người ăn xin rồi trích ra 10% để thanh toán chi phí đi lại.
|
Nạn nhân tên Do Feng cho biết ít nhất, mỗi ngày người ăn xin phải kiếm được 1200 RM (ringgit, đơn vị tiền tệ của Malaysia, trị giá gần 6,5 triệu đồng). Tuy nhiên, vào dịp cuối tuần, thu nhập của họ có thể lên đến 3000 RM (hơn 16 triệu đồng) tùy thuộc vào địa điểm hoạt động.
Bên cạnh đó, Do Feng còn chia sẻ rằng mức độ tàn tật và khả năng làm cho người qua đường cảm động cũng ảnh hưởng rất lớn đến số tiền mà họ xin được.
'Nhiều người cho tiền ăn xin theo phản xạ, nhưng đến lượt tôi, họ nghiêng đầu đọc tờ giấy có nội dung: Tôi vui. Hãy lấy tiền nếu bạn buồn. Hãy cho tôi tiền nếu bạn vui. Thế là, họ quyết định cho tôi nhiều hơn', Quỳnh kể.
Cũng như Xiu Yuan, Do Feng thường xuyên được luân chuyển giữa Malaysia và Trung Quốc để "hành nghề". Sau giờ làm việc, họ thường đổ thu nhập vào các tiệm massage, nhưng buộc phải trả nhiều tiền hơn bình thường vì bị chê tàn tật, xấu xí.
"Tình trạng người Trung Quốc ăn xin tại Malaysia không mới", quan chức giấu tên làm việc ở lãnh sự quán Trung Quốc tại Malaysia chia sẻ với nhật báo Beijing Youth Daily. "Chúng tôi sẽ đưa ra hướng xử lý khi các trường hợp được xác định cụ thể".
The Shanghaiist cũng đưa ra con số thống kê, trong đó chỉ ra rằng cuối năm 2015, ở Trung Quốc có tới 502.000 trẻ em mồ côi, trong khi chỉ 22.000 trường hợp nhận nuôi được đăng ký hợp pháp với cơ quan chức năng.
The Star là nhật báo tiếng Anh được lưu hành mạnh nhất tại Malaysia (khoảng 250.000 bản/ngày) theo Cục Kiểm soát lưu hành của Malaysia. Bên cạnh đó, The Star còn có ấn bản điện tử (E-paper, phát hành khoảng 100.000 bản/ngày) và website cung cấp tin tức miễn phí. The Star ra đời ngày 9.9.1971, được xem là một trong những đầu báo nổi tiếng, uy tín nhất Malaysia. Hiện nay, báo là thành viên tích cực của Mạng lưới tin tức Á châu (Asia News Network)
|
Bình luận (0)