Bão Toraji hiện đang tạo ra nhiều lo ngại khi hướng vào vùng biển gần Biển Đông, với sức gió mạnh nhất cấp 11 và giật cấp 13. Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Toraji sẽ tiếp tục tăng cường và tiến vào Biển Đông trong vòng 24 giờ tới. Đây dự kiến sẽ là cơn bão số 8 trong năm 2024. Tình hình yêu cầu sự chú ý và chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với tác động của bão đôi này.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Thái Bình Dương đang có tới 3 cơn bão hoạt động cùng lúc trên dải hội tụ nhiệt đới, với quỹ đạo có thể khiến chúng giao thoa. Tình trạng này khiến các chuyên gia đặc biệt lo ngại về một hiện tượng nguy hiểm trong khí tượng, đó là hiệu ứng Fujiwhara hay còn gọi là hiệu ứng bão đôi.
Bão đôi trên Biển Đông: Hai cơn bão sẽ ‘bắt tay’ hay hủy diệt nhau?
Bão đôi là gì?
Hiệu ứng bão đôi là hiện tượng mà hai cơn bão, khi đến gần nhau trong khoảng cách dưới 1.400 km, bắt đầu xoay quanh một điểm chung. Nếu một trong hai cơn bão yếu hơn, nó có thể bị cuốn vào xoáy của cơn bão lớn hơn và dần bị hợp nhất, hoặc, nếu sức mạnh tương đương, cả hai có thể quay quanh nhau trước khi tiếp tục trên quỹ đạo riêng. Hiệu ứng này đã được phát hiện bởi Tiến sĩ Sakarei Fujiwhara, nhà khí tượng học Nhật Bản, vào năm 1921.
Hiện tượng này từng được ghi nhận trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở các vùng biển như Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Một ví dụ điển hình là cơn bão Ione và cơn bão Kirsten ở Đông Bắc Thái Bình Dương vào năm 1974, khi hai cơn bão này tương tác với nhau và gây nên những thay đổi bất thường trong quỹ đạo của cả hai.
Hiện tượng bão đôi và nguyên nhân bão số 7 giảm tới 9 cấp khi đổ bộ
Và một trong những ví dụ nổi tiếng là "Cơn bão hoàn hảo" (perfect storm - là thuật ngữ kinh tế phổ biến, mô tả sự hội tụ của những điều tồi tệ nhất xảy ra cùng một lúc) xảy ra năm 1991 ở Bắc Đại Tây Dương, được tạo thành bởi một khối khí lạnh vừa rời khỏi Bờ Đông nước Mỹ, cùng một vùng thấp phía đông Nova Scotia và cơn bão có tên Grace.
Cũng trong mùa bão Đại Tây Dương năm 1995, bão Iris đã "tương tác" với bão Humberto, rồi tiếp tục "sáp nhập" bão nhiệt đới Karen.
Bình luận (0)