Trong khi đó, ở khu vực ngoại thành chỉ có 12 HS bị béo phì trên tổng số 1.350 HS khu vực này.
Đó là kết quả cuộc điều tra dinh dưỡng do Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Đà Nẵng khảo sát 4.500 HS tại 30 trường tiểu học TP Đà Nẵng.
4,93 % HS toàn thành phố bị béo phì, 8,7% HS trong nhóm có nguy cơ thừa cân.
Đáng lưu ý, trẻ em bị béo phì và thừa cân tại khu vực nội thành có chiều hướng gia tăng nhanh trong khoảng 5 năm qua.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nội thành cao gấp 8 lần so với ngoại thành và bé trai có tỷ lệ béo phì cao hơn 3 lần so với bé gái.
Tình trạng trẻ em lớp 3, lớp 4 nhưng có trọng lượng trên 50kg khá phổ biến.
Thạc sĩ - Bác sĩ Ngô Văn Quang - Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố - cho biết, trẻ béo phì gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập, nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm lý do mặc cảm, biến chứng tim mạch và những bệnh về viêm lồi cầu xương đùi, cong xương chày, thấp khớp, nguy cơ gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
Nguyên nhân, trẻ em các gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người cao dễ nằm trong nhóm thừa cân, béo phì; cha mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm tùy tiện và chiều theo thói quen “háu ăn” của trẻ.
“Cần phải tạo cho trẻ béo phì chế độ ăn nhiều rau quả, giảm tối đa lượng nước ngọt, đường, bột và giảm dần khẩu phần ăn từ từ, cho trẻ giải trí, vận động thể thao hằng ngày với mức độ vừa phải cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ giảm cân” - bác sĩ Quang nói.
Nguyễn Tú
Bình luận (0)