Tâm huyết, cách diễn giải, khả năng ứng biến lưu loát của ông thầy người Pháp với mong muốn tập hợp tất cả tài năng bóng đá trẻ VN thành đội bóng riêng rồi cho thi đấu cọ xát quốc tế thật nhiều để tích lũy kinh nghiệm trận mạc, cho thấy tầm nhìn cũng như định hướng chiến lược đúng đắn với bóng đá trẻ VN.
|
Thế nhưng, gần một năm đặt chân đến VN, ý tưởng này của ông Troussier vẫn chưa thể triển khai. Thời gian đầu, ông thầy người Pháp này đã được cả PVF lẫn VFF “bật đèn xanh” thông qua nhiều cuộc thảo luận, bàn bạc giải pháp, như cách lập đội tuyển U.17 quốc gia (dù đã có đội U.16 VN do HLV Vũ Hồng Việt nắm) do HLV Đinh Thế Nam của chính “lò” PVF dẫn dắt đi Nhật Bản đá tập năm rồi. Thậm chí, cả Giám đốc kỹ thuật của VFF là ông Juergen Gede cũng đã cùng ngồi lại để vẽ nên bức tranh toàn cảnh cho chiến lược dài hơi này, nhưng vì sao đến nay vẫn tắc?
Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cho biết về cơ bản VFF luôn xem trọng kế hoạch này của ông Troussier, cho dù so với khu vực, điều đó không quá mới mẻ. Hơn 10 năm trước, Malaysia và Singapore đã tiên phong xây dựng theo mô hình này để phát triển tài năng trẻ. Malaysia có đội Harimau Muda (Những con hổ khát vọng) thành lập năm 2007, sau đó còn có đội A, đội B đều gồm các tài năng dưới 21 tuổi.
tin liên quan
Việt Nam sẽ bỏ phiếu thuận tăng số đội dự World Cup 2022Tháng 6.2019, Đại hội đồng FIFA sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về
việc nâng số đội dự World Cup 2022 từ 32 lên 48 đội. Liên đoàn Bóng đá
VN (VFF) đã chuẩn bị lộ trình cho sự kiện được nhiều người quan tâm này.
Tương tự, Singapore cũng có đội Young Lions (Sư tử trẻ) tập hợp hết các tài năng của cả nước. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm từ 2 quốc gia này cho thấy Malaysia chỉ bật lên vài năm đầu, sau đó khựng lại; còn Singapore không nâng được trình độ lên bao nhiêu và đến nay, sự phát triển vẫn thiếu đồng bộ.
Nguyên nhân chính vẫn là cách làm. Các CLB, trung tâm đào tạo phải ủng hộ là một chuyện. Tên gọi phù hợp cho đội bóng này cũng là một câu chuyện, hệ thống thi đấu như thế nào để đội bóng này có thể tham gia hoặc chí ít được cọ xát thường xuyên lại là một câu chuyện khác.
Liên kết với nhau mới thấy không hề đơn giản để có một đội bóng trẻ độc lập. Đó là chưa tính đến đặc thù của bóng đá VN, nguồn chi cho đào tạo trẻ vẫn từ ngân sách, dựa nhiều vào thành tích các giải trẻ. Vì vậy, không phải lò đào tạo trẻ nào cũng dễ dàng chấp nhận mất cầu thủ hay do chính họ đào tạo ra, bởi điều đó cũng đồng nghĩa có thể mất nhiều khoản chi từ ngân sách.
|
Giải mã bài toán này không phải chỉ kêu gọi, hô hào là được. Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Bản thân VFF cũng đang chịu nhiều áp lực và phải dựa vào CLB nên cũng đang định hướng, tính toán để triển khai trên cơ sở vẫn hài hòa với hệ thống thi đấu. Do vậy, rất cần sự kiên nhẫn vì cái chung thì chiến lược của ông Troussier mới có thể được “giải mã”.
Bình luận (0)