Trong năm 2016, VN không thực hiện cấp mới bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án vốn vay trong nước và chỉ cấp bảo lãnh cho 1 dự án cấp bách (dự án truyền tải điện) vay nước ngoài với trị giá 170 triệu USD.
Ông Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - cho biết hầu hết các khoản bảo lãnh của Chính phủ là dành cho dự án của khối doanh nghiệp (DN) nhà nước, đây là những dự án lớn, được đánh giá có ý nghĩa lớn về chính trị - xã hội. Với những dự án được bảo lãnh nhưng DN không có khả năng trả được nợ thì cơ quan bảo lãnh (Chính phủ) có trách nhiệm nhận nợ, Quỹ tích lũy trả nợ sẽ trả nợ thay. Song khi các DN khó khăn nhưng chưa phá sản thì DN buộc phải nhận nợ với Quỹ tích lũy trả nợ, và các khoản nợ chỉ thể hiện là các khoản nợ dự phòng chứ chưa chuyển thành các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ.
Vẫn theo ông Hải, tới đây mức bảo lãnh Chính phủ theo quy định mới đã giảm từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không vượt quá 70%, tùy theo cấp độ quan trọng của chương trình, dự án. Việc điều chỉnh giảm mức bảo lãnh nhằm đạt tới mục tiêu đảm bảo mức hỗ trợ của Chính phủ trong bảo lãnh khác nhau đối với đối tượng khác nhau, không cào bằng và tạo cho tổ chức đề nghị cấp bảo lãnh có ý thức chủ động tính toán tăng vốn chủ sở hữu cần bố trí cho dự án hoặc vay vốn không có bảo lãnh Chính phủ, để chia sẻ rủi ro với Chính phủ trong quá trình huy động vốn cho chương trình, dự án.
Bình luận (0)