Mù mờ về bảo mật thông tin, người dùng tự dẫn đường cho mã độc xâm nhập
Mới đây, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về dòng mã độc ăn cắp thông tin trên điện thoại di động (trojan) đang lan tràn với tốc độ chóng mặt trên khắp toàn cầu. Theo thống kê, mỗi ngày có tới hơn 7.000 trojan mới xuất hiện, chiếm 35% tổng số dòng mã độc trên điện thoại di động được phát hiện mỗi ngày. Khi bị chúng xâm nhập, tất cả các thông tin cá nhân như tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng và các dữ liệu nhạy cảm khác của người dùng đều có nguy cơ bị đánh cắp mà họ không hề hay biết. Điều đáng nói là người dùng internet không chỉ đối mặt với nguy cơ lộ thông tin trên điện thoại di động mà còn ở các thiết bị truy cập mạng khác.
Đánh giá của các chuyên gia an ninh mạng cho thấy, những người bị đánh cắp thông tin, dữ liệu thường do chưa nắm được các kiến thức về an toàn thông tin, hay nhấn vào những đường dẫn lạ do người khác gửi, vô tình truy cập vào các trang web không an toàn thông qua hệ thống banner, popup… Và đôi khi chính sự vô tình này của người dùng đã dẫn đường cho mã độc xâm nhập vào máy tính, điện thoại của mình để ăn cắp thông tin.
Một hình thức lừa đảo qua mạng khá phổ biến khác là "phishing" (lừa đảo giả dạng). Các hacker sẽ gửi email giả dạng làm ngân hàng, dịch vụ mà bạn đang sử dụng, hoặc giả dạng làm một tổ chức đáng tin cậy khác. Địa chỉ email thường dùng những từ khóa dễ lừa người dùng như “admin”, “mod”,”quantri” hoặc tên của đơn vị cung cấp dịch vụ. Trong email lừa đảo, chúng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, hoặc khuyến cáo bạn click vào một đường dẫn tới địa chỉ web chứa mã độc. Mục đích của chúng là đánh cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến, tài khoản cá nhân như Facebook, Gmail, Apple ID… Việc để lộ số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng trực tuyến sẽ gây thiệt hại tài chính trực tiếp, trong khi để lộ các tài khoản dịch vụ cá nhân có thể gây ra nhiều tổn hại khó lường.
“Làm chuồng” bằng cách nào?
Theo các chuyên gia thì chính sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin của người dùng sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo qua mạng. Để an toàn, bạn nên cân nhắc việc gửi tên tài khoản, số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng và các thông tin cá nhân qua email, Skype, Facebook Messenger, tin nhắn hay các dịch vụ chat; tuyệt đối không cung cấp mật khẩu cá nhân trong bất cứ trường hợp nào.
Các tin nhắn spam qua email, Skype, Facebook Messenger… gửi kèm những đường link lạ thường ẩn chứa nhiều nguy cơ chứa mã độc hoặc virus, tốt nhất không nên click vào, nhất là khi nội dung của email và tin nhắn có liên quan tới thông tin tài khoản của bạn. Khi bị một số điện thoại hoặc email lạ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, hãy liên hệ lại với các đơn vị cung cấp dịch vụ để xác thực và yêu cầu xác nhận.
|
SafeNet là dịch vụ tiện ích dành cho các khách hàng đang sử sụng Internet cáp quang (FTTH) của Viettel. Giúp bảo vệ bạn và gia đình trước các nguy cơ tiềm tàng của Internet như: mã độc, nội dung không phù hợp với trẻ em, web lừa đảo; kiểm soát chơi game trực tuyến, quảng cáo làm phiền người dùng…
Từ 01/07/2017 Viettel dành tặng 01 tháng trải nghiệm dịch vụ miễn phí dành cho toàn bộ khách hàng.
Tham khảo thêm tại http://safenet.vn hoặc gọi đến số 18008119 (miễn phí).
|
Bình luận (0)