'Bao nhiêu thiết chế kiểm tra nhân sự vẫn để lọt người không xứng vào Quốc hội'

23/03/2016 16:22 GMT+7

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền "than phiền" về việc bao nhiêu thiết chế kiểm tra nhân sự nhưng vẫn để những người không xứng đáng vào Quốc hội.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền "than phiền" về việc bao nhiêu thiết chế kiểm tra nhân sự nhưng vẫn để những người không xứng đáng vào Quốc hội.

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Ảnh: Ngọc ThắngÔng Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Ảnh: Ngọc Thắng

Đây là tâm tư của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền khi phát biểu thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội sáng nay 23.3, liên quan đến các báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá 13 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ...  

Theo ông Nguyễn Đình Quyền, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được coi là hạt nhân, trung tâm của Quốc hội nhưng trước nay không hề có tổng kết đánh giá nào với từng ĐB.

“Đến hết nhiệm kỳ anh nào anh đó về, không có một đánh giá, kiểm điểm vinh danh hoặc xem xét trách nhiệm nào với ĐBQH. Tại sao lại như vậy?”, ông Quyền đặt câu hỏi.

Theo ông Quyền, người dân, cử tri muốn biết từng ĐBQH trong 5 năm qua đã làm được những gì, đã chuyển tải ý chí nguyện vọng của người dân như thế nào, bảo vệ điều đó trước Quốc hội ra sao nhưng không thấy.

“Các ĐBQH có thể tự hào đã có những đóng góp nhất định, vui mừng về các kết quả đạt được của Quốc hội, Nhà nước nhưng cũng không hết những trăn trở, lo lắng, băn khoăn về những điều cử tri, nhân dân giao phó mà chúng ta chưa làm được”, ông Quyền nói.

Đáng chú ý, theo ông Quyền, bên cạnh những điều được cử tri, nhân dân ghi nhận, đồng thuận, Quốc hội khóa 13 còn những vấn đề vô cùng trăn trở, trong đó có vấn đề nhân sự. “Chúng ta vẫn để có những đại biểu không xứng đáng vào Quốc hội. Với bao nhiêu thiết chế kiểm tra về nhân sự, nhưng rồi phải đi đến bãi nhiệm người nọ, miễn nhiệm người kia. Đó là một điều mà với tư cách ĐBQH, chúng tôi thấy đau lòng và xót xa... Trách nhiệm thuộc về ai phải làm rõ”, ông Quyền đề nghị.

Vẫn theo ĐB này, do cuối khóa không có đánh giá gì về ĐBQH cho nên những người tâm huyết làm ngày làm đêm, có bản lĩnh nói ra sự thật, cũng như người chẳng làm gì. “Người ta tâm huyết với đất nước, nhân dân, chỗ nào ghi nhận? Những bài học nào cần rút ra về công tác nhân sự, mà nhân sự vốn quyết định mọi sự thành bại của bộ máy nhà nước hệ thống chính trị; những đại biểu nào hoàn thành tốt, đại biểu nào chưa hoàn thành nhiệm vụ..., cần phải đánh giá, làm rõ”, ông Quyền nói.

nguyen-thi-hong-haPhó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà - Ảnh : Ngọc Thắng

Chia sẻ ý kiến của ông Quyền, Phó trưởng đoàn Đoàn ĐBQH Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà đề nghị báo cáo công tác nhiệm kỳ 13 của Quốc hội bổ sung mục đánh giá chất lượng, trách nhiệm ĐBQH đối với Quốc hội, với nhân dân.

Bà Hà cho rằng cần có sự phân tích kỹ hơn, sâu sắc hơn đối với từng đại biểu về văn hóa nghị trường, trách nhiệm cá nhân khi phát biểu tại hội trường, những phát ngôn ngoài nghị trường với tư cách ĐBQH.

Lấy dẫn chứng về tình trạng nhiều ĐBQH khi phát biểu tại hội trường mặc dù chủ tọa đã nhắc nhưng vẫn nói đi nói lại những ý kiến đã được phát biểu trước đó, thậm chí có những ĐBQH có nội dung phát biểu giống nhau hoàn toàn, bà Hà đặt vấn đề: “Phải chăng có sự chuẩn bị ở một cơ quan nào đó gửi cho ĐBQH để dùng phát biểu? Trách nhiệm cá nhân của ĐBQH đến đâu khi sử dụng những thảo luận như vậy? Phát biểu ngoài nghị trường, có cá nhân ĐBQH này chỉ trích cá nhân ĐQBH kia. Đó là vấn đề cần phải xem xét, cần có quy định, không thể như tình trạng xảy ra trong nhiệm kỳ khoá 13 mà các vị đều biết”, bà Hà đề nghị.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.