|
Cụ thể, có 1.000 trang tư liệu Hán - Nôm làng xã Quảng Nam (Quảng Nam xã chí) trước năm 1945 và 3.000 trang tài liệu về các sắc phong được sao chụp, thác bản, in dập...; chưa kể 128 văn bia, 600 trang thần sắc, thần phả ở 112 làng và 800 hoành phi, câu đối ở các di tích văn hóa khác. Trong số đó, di sản Hán - Nôm tập trung khá nhiều ở Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đại Lộc, Duy Xuyên (với 4.000 trang tư liệu in chụp từ bia ký, hoành phi, câu đối, gia phả, sắc phong); riêng “vệt văn hóa Thu Bồn” cánh bắc Quảng Nam được xác định vẫn còn rất nhiều trầm tích văn hóa.
Hiện các di sản gốc tiếp tục được lưu giữ tại di tích, còn những tư liệu sao chụp sau quá trình kiểm kê được Trung tâm quản lý di tích - danh thắng và Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Nam phân tích, đề xuất phương án bảo tồn. Theo ông Phan Văn Cẩm, trước nguy cơ mai một nghiêm trọng các di sản Hán - Nôm quý giá, cơ quan chuyên môn sẽ tiếp tục nghiên cứu lập đề án, tham mưu cơ chế tài chính, lộ trình tu bổ... để phát huy giá trị di sản.
Tin, ảnh: H.X.H
>> Giới thiệu tài liệu độc đáo về Hán Nôm
>> Lớp học Hán Nôm giữa vùng Kinh Bắc
>> Triển lãm nhiều tài liệu Hán - Nôm quý
>> Thư pháp Hán Nôm
>> Phát hiện kho tư liệu Hán-Nôm
Bình luận (0)