Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa:

'Bảo tồn văn hóa dân tộc tốt rồi thì cố làm tốt hơn nữa'

Trinh Nguyễn
Trinh Nguyễn
18/08/2023 15:41 GMT+7

Đánh giá cao việc bảo tồn văn hóa dân tộc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, nhấn mạnh: "Chúng ta đã bảo tồn văn hóa dân tộc, đã bảo tồn tốt rồi thì cố làm tốt hơn nữa".

Cuộc làm việc giữa Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Cán sự Đảng Bộ VH-TT-DL về kết quả nửa nhiệm kỳ triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam diễn ra ngày 18.8, tại Hà Nội.

Phát biểu tổng kết cuộc làm việc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn lại lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị giữa nhiệm kỳ T.Ư để thấy Đảng ta đánh giá cao kết quả giữa nhiệm kỳ về văn hóa.

Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Trọng Nghĩa: Làm sao để nhìn mặt đồng bào vui hơn - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam

GIA HÂN

"Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn để tiếp bước, xã hội tiếp tục được chăm lo, đạt được kết quả quan trọng. Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức thành công đã tạo ra nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho việc chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được dư luận cả nước quan tâm, đồng tình, ủng hộ. Qua đó, hệ thống chính trị nhận thức đúng đắn hơn, hành động tích cực hơn về vấn đề văn hóa", ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng nhắc tới cuộc chiến đấu với dịch Covid-19 thời gian qua đã cho thấy sức mạnh văn hóa của người dân như thế nào. Điều đó thể hiện ở tình làng nghĩa xóm, sự liên kết bao bọc nhau mạnh mẽ để chống dịch. "Trong dịch Covid-19 vừa rồi, văn hóa đã làm nên sức mạnh, tình làng nghĩa xóm đã làm nên sức mạnh để chống dịch", ông Nghĩa nhấn mạnh.

'Bảo tồn văn hóa dân tộc tốt rồi thì cố làm tốt hơn nữa' - Ảnh 2.

Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị

TTXVN

Một lĩnh vực khác cũng được ông Nghĩa đánh giá cao là việc bảo tồn văn hóa dân tộc. "Chúng ta đã bảo tồn văn hóa dân tộc, đã bảo tồn tốt rồi thì cố làm tốt hơn nữa", ông Nghĩa nói.

Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cũng đánh giá các chương trình nghệ thuật lớn do Bộ VH-TT-DL tổ chức đã có tiến bộ nhiều. "Khó thì khó nhưng các chương trình nghệ thuật lớn có tiến bộ rất nhiều. Trình độ của đạo diễn, của những người thực hiện trên sân khấu đều cao, công nghệ cũng ở tầng cao. Tôi dự một số lễ hội, dù khó khăn thời tiết vẫn diễn ra rất tốt… Nhân dân đồng hành tham gia phát triển văn hóa là rất ý nghĩa", ông Nghĩa nhìn nhận.

Theo ông Nghĩa: "Có một nội dung rất quan trọng là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa con người, giá trị dân tộc, giá trị gia đình. Cái này chúng ta tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cố chọn cái gì tinh túy nhất, cần phát triển văn hóa tầm nhìn đến năm 2045 thì đề nghị đưa vào văn kiện Đại hội XIV, sau đó xin đại hội đi vào vấn đề cụ thể".

Ông Nghĩa cũng định hướng việc tiếp tục quan tâm đến văn hóa của đồng bào các dân tộc, di sản văn hóa các dân tộc: "Nhìn vào nét mặt đồng bào thấy thế nào, làm sao để thấy bà con vui hơn chứ không phải nhìn trông suy tư về việc này, việc khác… Có nghệ nhân ở Lai Châu nói với tôi, họ là nghệ nhân cuối cùng của lĩnh vực, nghe xót ruột lắm".

Ông Nghĩa nhắc nhở về tư duy cắt giảm biên chế ở khu vực nhân sự văn hóa nghệ thuật. Theo đó, thường thì việc cắt giảm, ghép biên chế sẽ được thực hiện ở khu vực này nhưng cần phải tránh điều đó; cần tạo điều kiện để nhân lực phát triển.

Ông Nghĩa nhắc tới câu "nghiệp dư hóa chuyên nghiệp và cũng có khi lại chuyên nghiệp hóa nghiệp dư". Theo đó, nghệ thuật chuyên nghiệp lại đang bị nghiệp dư đi, còn nghệ thuật quần chúng là thuê người chuyên nghiệp dàn dựng. Điều đó là không nên.

Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Nguyễn Trọng Nghĩa: Làm sao để nhìn mặt đồng bào vui hơn - Ảnh 3.

Hào hứng tham gia trò chơi ném ngô vào quẩy tấu

ĐỖ HỒNG THƯƠNG

Trước đó, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã trình bày báo cáo tổng quan về các chương trình văn hóa mà bộ này đã thực hiện, cũng như thành tựu triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo đó, sau Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021, các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước đã được nâng lên và lan tỏa trong xã hội.

Khung khổ pháp lý cho hoạt động VH-TT-DL được rà soát tổng thể, từng bước hoàn thiện. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được quan tâm theo hướng chăm lo cho văn hóa, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, có tính lâu dài.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.