Bảo vệ chiếc mũi trước những tác nhân gây hại từ ô nhiễm không khí

05/06/2024 10:00 GMT+7

Tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng và phổ biến do dị ứng với bụi mịn và khí thải động cơ giao thông từ ô nhiễm không khí gây ra.

Những ngày qua, một chiến dịch với hình ảnh dàn giao hưởng hắt xì xuất hiện dày đặc và phủ khắp thành phố khiến nhiều người tò mò. Không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện trên các tuyến đường, biển quảng cáo, dàn giao hưởng này còn phủ sóng mạng xã hội với thử thách thú vị trên TikTok hay bài hát theo phong cách giao hưởng thú vị nhằm nhắc nhở chúng ta cần chú tâm hơn, đừng chủ quan trước bệnh viêm mũi dị ứng và những tác nhân trong không khí tưởng chừng như vô hại.

Bảo vệ chiếc mũi trước những tác nhân gây hại từ ô nhiễm không khí- Ảnh 1.

Thử thách Karaoker Giao Hưởng Hắt Xì nằm trong chiến dịch nhận được sự tham gia đông đảo từ cộng đồng

Khi bầu không khí mỗi ngày không còn "sạch"

Theo nhiều nghiên cứu, không có nước nào ở Đông Nam Á có chất lượng không khí đạt mức "Tốt" (mức cao nhất theo Chỉ số Chất lượng Không khí Hoa Kỳ [US AQI]). Lượng bụi mịn (PM2.5) trong không khí của các nước Đông Nam Á đều vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO là 10 μg/m³. Cũng từ đây, nguy cơ phát triển các bệnh về đường hô hấp bao gồm viêm mũi dị ứng không khí, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng cao và ngày càng trở nên phổ biến.

Những tưởng không khí trong nhà luôn là nguồn không khí an toàn cho mỗi gia đình, ít ai biết được rằng, chất lượng nguồn không khí trong nhà được phát hiện có thể kém đến hơn từ 2-5 lần so với không khí bên ngoài. Bởi khó tin khi nhìn nhận rằng, các tác nhân như khí ga, khí đốt, aerosol từ nấu ăn, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, vi khuẩn trên tường, nấm mốc trên thảm, bụi bẩn ẩn trong nội thất từ rèm cửa đến sofa, giẻ lau hay các khu vực khó lau chùi và nhìn bằng mắt thường,... đều là những yếu tố gây ô nhiễm phổ biến trong nhà.

Bảo vệ chiếc mũi trước những tác nhân gây hại từ ô nhiễm không khí- Ảnh 2.

Bụi bẩn trong nhà có thể xuất phát từ lông thú cưng, nấm thảm hoặc bụi mịn trong không khí bám lại

Nguồn: Shutterstock

Đáng lo ngại hơn, ở khu vực thành thị, nhiều gia đình dành đến 80-90% thời gian cho các hoạt động trong nhà. Hãy tưởng tượng, dù cả gia đình đang thư giãn trong phòng khách, những hạt bụi mịn vẫn bay lượn trong không gian tụ hợp này,là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, ô nhiễm không khí trong nhà trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và giải quyết. Nâng cao nhận thức về chất lượng không khí trong nhà và tìm kiếm các giải pháp cải thiện môi trường sống là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tình trạng viêm mũi dị ứng tăng cao

Theo thống kê sơ bộ của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em, tỷ lệ học sinh tại TP.Hồ Chí Minh mắc bệnh viêm mũi dị ứng là khoảng 39-52% và Hà Nội là 27,6%. Ước tính có khoảng 20% dân số trên cả nước mắc căn bệnh này.

Trong đó, hít phải bụi mịn, các hạt khí thải động cơ diesel từ phương tiện giao thông, ô nhiễm không khí trong nhà... là tác nhân chính gây ra các phản ứng dị ứng thường gặp. Khác với các triệu chứng cảm cúm thường như ho, sốt, đau họng nhiều, viêm mũi dị ứng có những triệu chứng điển hình như ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Các biểu hiện này thường không xuất hiện theo chu kỳ mà sẽ tái phát khi tiếp xúc với bụi hay môi trường lạnh. Khi các triệu chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị hắt hơi liên tục trong nhiều giờ liền, dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi họng.

Bảo vệ chiếc mũi trước những tác nhân gây hại từ ô nhiễm không khí- Ảnh 3.

Bụi trong nhà có thể gây nên viêm mũi dị ứng

Nguồn: Shutterstock

Đừng chủ quan khi viêm mũi dị ứng kéo dài

Viêm mũi dị ứng dù không phải là căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây gây ra sự mệt mỏi, khó chịu, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ, học tập làm việc và cuộc sống thường ngày.

Để viêm mũi dị ứng không kéo dài và làm cản trở tới cuộc sống, hãy bắt đầu kiểm soát và khắc phục một cách nhanh chóng các triệu chứng ngay hôm nay với các sản phẩm chứa fexofenadine - hoạt chất có khả năng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa. Thuốc cũng đặc biệt hạn chế các tác dụng phụ khi điều trị như buồn ngủ để bạn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống và làm việc. Với fexofenadine, bạn không lo dị ứng để đời thêm cảm hứng.

MAT-VN-2400871

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.