Theo đó, Bộ trưởng khẳng định việc xây dựng đập thủy điện Pak Beng là nhu cầu của Lào, chắc chắn có tác động tiêu cực đến hạ lưu sông Mê Kông.
Trước mắt, để tham vấn tốt nhất cho Lào về việc xây dựng thủy điện Pak Beng, các nhà khoa học, Ủy ban Sông Mê Kông VN cần sử dụng tối đa số liệu tin cậy hiện có của Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế.
tin liên quan
Sông Mê Kông kêu cứu: Phù sa không về, ĐBSCL lâm nguyCác chuyên gia dự báo có đến 95% lượng phù sa sông Mê Kông sẽ bị chặn bởi các đập thủy điện, làm tăng tốc quá trình phân rã ĐBSCL.
Đồng thời cần điều tra, khảo sát, quan trắc, sử dụng chung thông tin, dữ liệu mới vào thời gian trước, trong và trong khi xây dựng, quá trình vận hành đập thủy điện về giá trị sông Mê Kông, nhất là ĐBSCL.
Ủy ban Sông Mê Kông VN cũng sẽ kiến nghị với Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế, Lào kéo dài thời gian thu thập thông tin liên quan, đánh giá tác động, bổ sung số liệu để hạn chế các tác động xấu. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó hiệu quả với tác động kép của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông đối với ĐBSCL.
tin liên quan
Nước sông Hậu bỗng xanh như... nước biểnSông Hậu gắn liền hình ảnh ngầu đục phù sa, nhưng mấy năm nay nước sông bỗng trở nên trong, xanh một cách lạ thường.
Bình luận (0)