(TNO) Thời tiết tại TP.HCM trong những ngày cuối năm xuống thấp khiến trẻ dễ mắc các bệnh như: cảm, sốt, ho,…
Mặc ấm vừa phải cho trẻ để phụ huynh có thể theo dõi nhịp thở của trẻ - Ảnh: Lương Ngọc
|
Tại Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vào những ngày này dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ nhỏ mắc bệnh hô hấp chen chút nhau trên các giường bệnh. Đa số phụ huynh đều cho biết thấy trời lạnh là mặc ngay áo ấm cho trẻ mà không hiểu sao trẻ vẫn bệnh.
Nằm tại Khoa hô hấp cấp cứu 2 ngày, bé gái Vũ Thị Thanh Thảo (2 tháng tuổi) đang được chị Thúy (mẹ bé Thảo) chăm sóc. Chị Thúy cho biết: “Sau khi sốt hai ngày, kèm ho, tôi đưa con tới phòng khám gần nhà khám và được bác sĩ cho thuốc uống nhưng không khỏi mà con vẫn sốt cao. Sau đó tôi đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 khám thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm phế quản”.
|
Cũng theo bác sĩ Tuấn triệu chứng thường nhất của những trẻ mắc chứng viêm hô hấp là viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi. Riêng về bệnh hen suyễn, vì mùa lạnh là điều kiện để vi rút sinh sôi nên trẻ có sức đề kháng yếu rất khó phản kháng dễ phát bệnh làm nặng thêm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng đã có từ trước.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những triệu chứng: Ngủ li bì, gọi không chịu dậy, nôn ói, ho kéo dài, sốt cao hai ngày trở lên, đặc biệt là trẻ có biểu hiện co giật, khó thở... cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để khám.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm Bệnh viện nhi đồng 1, nguyên tắc để phòng ngừa bệnh mùa lạnh đặc biệt là những bệnh lý đường hô hấp là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nguồn lây như trẻ lớn hay người lớn bị bệnh, vì lúc này những vi rút truyền bệnh lây lan rất nhiều, người lớn mắc phải có thể tự khỏi nhưng sang trẻ thì nguy cơ diễn tiến nặng rất cao.
“Giữ ấm cơ thể đúng mức (không để cho quá nóng đến mức đổ mồ hôi), thường xuyên rửa tay cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra đường khi không cần thiết, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung thêm nhiều vitamin để trẻ tăng sức đề kháng”, bác sĩ Khanh khuyên.
Bình luận (0)