Có thể nói đây là bước ngoặt với ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý mà ông Cameron và liên minh cầm quyền dự định tiến hành trong năm 2017 về việc nước Anh có ra khỏi EU hay không.
Điều kiện của Thủ tướng Cameron rất cụ thể, chẳng hạn như siết chặt hơn nữa quy định về nhập cư, dỡ bỏ rào cản thương mại cho những đối tác ở châu Mỹ và châu Á hay hạn chế quyền hạn của Tòa án nhân quyền châu Âu… Thông điệp chính của ông là thay đổi tương quan quyền lực theo hướng “bớt quyền của EU” và “tăng vai trò của nhà nước quốc gia”.
Trong lịch sử đến nay của EU, Anh luôn muốn duy trì tư cách thành viên đặc biệt là “chân trong, chân ngoài” để tận lợi cho mình. Nước này đã từng vài lần đặt điều kiện cho EU, tham gia, ra khỏi và rồi lại tham gia EU. Đến nay, không phải mọi điều kiện của Anh đều đã được đáp ứng, nhưng Anh vẫn ở lại. EU đã quen với động thái dền dứ của Anh.
Vì thế, cả dự định trưng cầu dân ý lẫn đặt điều kiện nói trên đều là cách Thủ tướng Cameron và chính phủ liên hiệp tranh thủ dư luận nội bộ không thân thiện với EU và thời điểm bầu cử Nghị viện châu Âu đang tiến gần. Ông Cameron chơi trò bắt cá hai tay khi vừa làm cao với EU lại vừa chiếm chủ đề tranh cử của các đảng phái không thân thiện với EU ở Anh.
Thảo Nguyên
>> Chuyện về tân Thủ tướng Anh David Cameron
>> Croatia chính thức gia nhập EU
>> Dân Đức phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU
Bình luận (0)