Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Thấy điều này, mau đi khám ung thư!

25/05/2021 00:19 GMT+7

Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe : Thấy hiện tượng này khi đi vệ sinh, mau đi khám ung thư; Mắc bệnh tim có dễ bị đột quỵ?...

Ngoài ra, câu chuyện hy hữu của một bệnh nhân thay vì cắt bỏ chân trái, bác sĩ phẫu thuật đã cắt nhầm chân phải. Tại sao có sự nhầm lẫn tai hại này? Nội dung sẽ có khi bạn bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Thấy hiện tượng này khi đi vệ sinh, mau đi khám ung thư tuyến tụy 

Ung thư tụy trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng khi đã bị đau bụng hoặc vàng da. Tuy nhiên, cũng có các triệu chứng không rõ ràng, như phân không trôi đi khi xả nước.

Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ sống sót thấp nhất trong tất cả các loại ung thư thường gặp

Ảnh minh họa: Shutterstock

Tổ chức về ung thư tuyến tụy của Anh - Pancreatic Cancer UK - cảnh báo rằng ung thư tuyến tụy gây tử vong cao, với tỷ lệ sống sót thấp nhất trong tất cả các loại ung thư thường gặp. Đây là lý do tại sao cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia cho biết khoảng 95% người bị ung thư tuyến tụy không thể cứu được, theo CNN. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu, khi có thể chữa khỏi, bệnh thường không có triệu chứng. Mà các triệu chứng chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng khi đã bị đau bụng hoặc vàng da. Tuy nhiên, cũng có các triệu chứng không rõ ràng, như phân không trôi đi khi xả nước.
Tại sao ung thư tuyến tụy gây ra hiện tượng này? Tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh - Cancer Research UK - cho biết phân khó trôi đi có thể là dấu hiệu của "phân có mỡ".
Ngoài ra, phân có thể có màu nhạt và có mùi, và đó có thể là dấu hiệu cho thấy ống tụy bị tắc nghẽn bởi một khối u ung thư. Những ai có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy? Bạn đọc có thể xem trên trang sức khỏe ngày 25.5. 

Bác sĩ ơi: Mắc bệnh tim có dễ bị đột quỵ

Trong chuyên mục Bác sĩ ơi tuần này là câu chuyện của một độc giả gửi đến trang sức khỏe như sau: Một tháng gần đây, tôi hay bị đau thắt ngực, nặng ngực. Cho tôi hỏi có phải tôi bị bệnh tim. Bệnh tim có dễ bị đột quỵ không, cách phòng tránh ra sao? P. Minh (44 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM).

Các triệu chứng đau tim có thể khác nhau ở mỗi người

Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Khoa Nhịp tim, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), nếu thường đau thắt ngực, nặng ngực, đặc biệt là khi gắng sức hoặc xúc động (stress), giảm khi nghỉ ngơi, thì có khả năng anh Minh bị bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu cơ tim). Tuy nhiên, anh Minh muốn biết chính xác thì anh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán.
Tương tự, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Bệnh viện quốc tế Columbia, về triệu chứng đau thắt ngực, nặng ngực và khó thở có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ bệnh tim mạch cũng thường gặp. Liệu bệnh tim có dễ bị đột quỵ - điều này sẽ được các bác sĩ giải đáp trên trang sức khỏe ngày 25.5.

Vì nhầm lẫn, bệnh nhân bị cắt cụt cả hai chân 

Thay vì cắt bỏ chân trái, bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện ở Áo đã cắt chân phải của bệnh nhân. Sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến bệnh nhân mất cả 2 chân, vì sau đó ông cũng phải phẫu thuật cắt chân trái. 

Thay vì phải cắt chân trái, cụ ông bị cắt nhầm chân phải

Ảnh minh họa: Shutterstock

Sự việc khó tin này xảy ra tại Bệnh viện Freistadt Clinic ở thị trấn Freistadt (Áo) vào ngày 18.5. Bệnh viện cho biết nhầm lẫn là sai lầm nghiêm trọng.
Bệnh nhân bị cắt cụt nhầm chân là một cụ ông 82 tuổi. Danh tính của cụ không được tiết lộ và cũng không rõ cụ mắc bệnh gì mà phải phẫu thuật cắt cụt chân.
Thay vì phải cắt bỏ chân trái, các bác sĩ phẫu thuật lại cắt chân phải của cụ. Tuy nhiên, cụ ông sau đó vẫn phải phẫu thuật cắt bỏ chân trái, phần từ giữa đùi trở xuống. Bạn đọc hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.