Bất động sản đã trở về giá trị thực

21/04/2016 05:55 GMT+7

Tại Diễn đàn giá trị thực của bất động sản, do Hiệp hội Bất động sản VN (VNREA) tổ chức ngày 20.4, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng khách hàng chính là yếu tố nòng cốt tạo nên giá trị thực của bất động sản.

Tại Diễn đàn giá trị thực của bất động sản, do Hiệp hội Bất động sản VN (VNREA) tổ chức ngày 20.4, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng khách hàng chính là yếu tố nòng cốt tạo nên giá trị thực của bất động sản.

Khu đô thị Royal City ở TP.Hà Nội do Vingroup phát triển - Ảnh: Anh ĐanKhu đô thị Royal City ở TP.Hà Nội do Vingroup phát triển - Ảnh: Anh Đan
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA, khẳng định bất động sản (BĐS) khó có thể giảm vì giá hiện nay chỉ bằng 40 - 50% so với thời điểm giữa năm 2010 đến đầu 2012, lợi nhuận của chủ đầu tư chỉ còn khoảng từ 10 - 20%. Thậm chí sẽ còn có xu hướng tăng giá vào năm 2018 do hàng tồn kho đến thời điểm đó sẽ cạn. Theo ông Nam, từ cuối năm 2014 thị trường bắt đầu hồi phục ở các phân khúc thể hiện qua việc số lượng giao dịch tăng mạnh, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM. Lượng giao dịch tăng không chỉ ở phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội mà lan tỏa tất cả các phân khúc nhà ở từ biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, đất nền, resort...
"Chuẩn" nhà ở ngày càng cao
Dẫn báo cáo của Bộ Xây dựng, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, cho hay diện tích nhà ở trung bình của chúng ta hiện nay là 20 m2/người, trong tương lai sẽ quy hoạch là 30 m2/người. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển các khu đô thị tăng lên 35,5% diện tích, đến 2020 - 2025 sẽ đạt tới 45%. Hằng năm, dân số tăng lên hàng triệu người nên nhu cầu xây dựng nhà ở luôn cấp bách. Kèm theo là nhu cầu tiêu chuẩn về nhà ở cao hơn... “Xu hướng hiện nay không chỉ là xây dựng ngôi nhà chỉ để ở mà còn hướng đến chất lượng cuộc sống cao, tiện ích tốt, kết nối thuận lợi, trường học, y tế tốt... Vì vậy, các nhà đầu tư, người mua nhà cần khôn ngoan lựa chọn dự án đảm bảo theo tiêu chuẩn mà mình đã lựa chọn”, ông Chính nói.
Theo ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, xu hướng thị trường hiện nay là các đô thị có kiến trúc quy hoạch, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, cung ứng dịch vụ tiện ích, quản lý hệ thống hành chính, hài hòa với cảnh quan, đem lại chất lượng sống tốt. Vingroup là đơn vị tiên phong chọn hướng phát triển mô hình đô thị phức hợp “tất cả trong một”. Tất cả các khu đô thị của Vingroup đều đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như vị trí trung tâm, đầu mối giao thông thuận lợi, hạ tầng tiện ích, dịch vụ đồng bộ, hiện đại, cảnh quan, không gian xanh và không gian công cộng. "Khi xây dựng các khu đô thị, chúng tôi không đơn thuần chỉ để cung cấp ra thị trường một sản phẩm chất lượng mà còn phải là những nơi thực sự đáng sống, là nơi kiến tạo tổ ấm. Do đó, cộng đồng cư dân văn minh, thân thiện, xu hướng xanh và thông minh là yếu tố quan trọng trong các dự án mà tập đoàn này phát triển", ông Hiệp nói.
Từng thất bại khi phân hạng nhà chung cư
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng, thừa nhận trước khi có luật Nhà ở, bộ này từng ban hành thông tư phân hạng nhà chung cư nhưng không đi vào cuộc sống bởi thiếu thực tế.
Cũng theo ông Khởi, các tên gọi như chung cư cao cấp, bình dân, hạng A, đô thị xanh, đô thị sinh thái... là tự doanh nghiệp, người mua, sàn giao dịch đặt ra. Đến khi luật Nhà ở 2014 được ban hành thì việc phân hạng nhà chung cư là trách nhiệm của nhà nước, giống như làm trọng tài để giúp người dân đánh giá mức tiền bỏ ra có phù hợp với sản phẩm hay không. Hiện dự thảo thông tư phân hạng nhà chung cư đang được xây dựng, lấy ý kiến để ban hành vào tháng 5 tới.
Theo đó, thông tư sẽ phân hạng những chung cư thương mại, nhà tái định cư và chỉ những nhà chung cư xây dựng đúng quy định, còn thời hạn sử dụng, hoặc đưa vào sử dụng sau 1.7.2015 mới được phân hạng thành các loại A, B, C. Bộ Xây dựng và các sở xây dựng sẽ có thẩm quyền công nhận. Bộ Xây dựng sẽ công nhận phân hạng ở TP.Hà Nội và TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.