Hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh
Làn da vốn được xem là cơ quan lớn nhất của cơ thể người, chiếm diện tích tới khoảng 1,8 m2 ở mỗi người. Chính vì có bề mặt rộng lớn và là lớp tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài, không khó hiểu khi da người dễ trở thành nơi tấn công đầu tiên, và là “địa bàn” trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.
Có khoảng 1 triệu vi khuẩn trú ngụ trên mỗi cm2 da. “Binh đoàn” vi khuẩn này đa phần cư ngụ trong lớp thượng bì, sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ chất bã nhờn, mồ hôi hoặc các tế bào da. Không giống như hệ khuẩn ruột, hệ vi sinh vật thường trú trên da rất dễ bị biến động hoặc lây nhiễm vi khuẩn gây hại thông qua các hoạt động tiếp xúc thông thường hằng ngày. Các loại vi khuẩn thường được tìm thấy trên da đều có thể gây ra những căn bệnh từ phổ biến cho đến nghiêm trọng, chẳng hạn như khuẩn E.coli gây nhiễm trùng tiêu hóa; tụ cầu vàng (S.aureus) hay liên cầu khuẩn không chỉ gây ra các bệnh lý viêm da như chốc, áp-xe, mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như viêm khớp, thấp tim, có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Từ trước đến nay, có lẽ không nhiều người ý thức được rằng da lại có vai trò quan trọng trong việc chống lại các nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Nếu không có một cơ chế miễn dịch đề kháng tốt để cản trở sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn xấu, sức khỏe con người sẽ gặp nhiều mối đe dọa, đặc biệt là khi bụi bẩn, ô nhiễm và tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng.
|
Cơ chế hoạt động của “bộ máy bảo vệ” mang tên đề kháng da
Để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, da đóng vai trò là hàng rào bảo vệ đầu tiên với chức năng đề kháng da quan trọng. Đề kháng da là khả năng đề kháng tự nhiên của da, một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có trên cơ thể mỗi người, giúp da chống lại sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây hại. Chức năng của đề kháng da được hình thành nhờ vào 3 lớp hàng rào, bao gồm hàng rào vật lý, hàng rào hóa học và hàng rào sinh học.
|
Không những vậy, đề kháng da còn gồm một hàng rào hóa học hình thành từ peptide và lipid kháng khuẩn (Antimicrobial peptides - AMPs và Antimicrobial lipids - AMLs). Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, vi rút, chúng còn hỗ trợ và kích thích các thành phần của hệ miễn dịch hoạt động.
Lớp cuối cùng không kém phần cần thiết trong đề kháng da là hàng rào sinh học, được tạo nên bởi hệ vi khuẩn thường trú có lợi trên da. Hệ vi khuẩn này sống cộng sinh, có mối liên hệ mật thiết với quá trình sinh miễn dịch của da. Chúng cũng góp phần vào việc tạo nên các chất kháng lại khuẩn gây hại như AMPs và AMLs, thúc đẩy quá trình tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Sự kết hợp của ba lớp hàng rào nói trên giúp đề kháng da thêm vững chãi, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh tấn công cơ thể. Quan tâm đến làn da và đề kháng da chính là cách đơn giản và hữu hiệu mà bất kỳ ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ngoài việc chăm sóc sức đề kháng cơ thể bằng việc duy trì lối sống lạc quan, chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn, mỗi người cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cho làn da, tránh làm ảnh hưởng đến đề kháng da tự nhiên. Từ đó, chức năng của đề kháng da trong việc bảo vệ cơ thể sẽ được phát huy một cách tối ưu nhất, giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, chống lại sự tấn công của các vi sinh vật gây hại.
Sữa tắm Lifebuoy mới với công thức ion bạc+ (gồm ion bạc, Thymol và Terpineol) có khả năng kết hợp với đề kháng da - một chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn tốt hơn và được chứng minh không phá vỡ cấu trúc đề kháng da khi sử dụng lâu dài.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày cùng với Lifebuoy chính là cách để bảo vệ tốt nhất cho đề kháng da và sức khỏe của cả gia đình.
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Belkaid Yasmine, Segre Julia A (2014), "Dialogue between skin microbiota and immunity". Science, 346 (6212), pp. 954-959. https://www.micreos.com/upload/content/Belkaid Science.pdf
2. Di Meglio Paola, Perera Gayathri K, Nestle Frank O (2011), "The multitasking organ: recent insights into skin immune function". Immunity, 35 (6), pp. 857-869. https://www.cell.com/immunity/fulltext/S1074-7613(11)00512-7
3. Matejuk Agata (2018), "Skin immunity". Archivum immunologiae et therapiae experimentalis, 66 (1), pp. 45-54. https://link.springer.com/article/10.1007/s00005-017-0477-3
4. https://thanhnien.vn/suc-khoe/5-loai-vi-khuan-tru-ngu-tren-da-co-the-ban-khong-biet-543175.html
Bình luận (0)