Gia đình bé cho biết từ 8 tháng tuổi, bé được phát hiện mắc bệnh khớp giả bẩm sinh 2 xương cẳng chân, không có xương chảy, chỉ có xương mác. Trong suốt 11 năm, bé đã phải trải qua 10 cuộc phẫu thuật, trong đó có 7 lần phẫu thuật được thực hiện tại một bệnh viện chuyên về chấn thương chỉnh hình tại TP.HCM.
Từ năm 2017, bé được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, TP.HCM. Tại đây, bác sĩ thực hiện phẫu thuật chày hóa xương mắc bằng phương pháp Huntington.
Sau phẫu thuật, bé đi lại sinh hoạt được bằng chân mang nẹp, nhưng cần tăng cường bằng bột đùi bàn chân chức năng. Khi bột bể, bệnh nhi đi tái khám và phát hiện gãy lại xương chày. Sau đó, bệnh nhi được chỉ định nhập viện phẫu thuật kết hợp xương với hy vọng xương liền tốt sau lần phẫu thuật này.
Ngày 22.7, bác sĩ CKII Phan Văn Tiếp, Cố vấn chuyên môn khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, cho biết khớp giả bẩm sinh xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi là bệnh lý khó cho cả thầy thuốc, bệnh nhi và người nhà. Mục đích của việc điều trị là giúp xương giữ chiều dài, xương liền, phục hồi chức năng đi lại vận động cho cháu.
Trường hợp khớp giả bẩm sinh 2 xương cẳng chân như bé V.T.M rất khó liền, điều trị tốn kém do phải mổ nhiều lần, tuy nhiên sự kiên trì và tin tưởng thầy thuốc là điều kiện rất quan trọng. Trong trường hợp mổ liền tốt, cần theo dõi định kỳ, tránh chạy nhảy và vận động phù hợp với bệnh lý của bé. Đối với trẻ nhỏ chưa biết đi, cần mổ để giữ chiều dài xương, nhưng tránh làm tổn thương sụn tăng trưởng.
Bé V.T.M (11 tuổi) sau phẫu thuật ghép xương |
bvcc |
Mới đây, ê kíp phẫu thuật lại tiếp tục thực hiện thành công 1 ca ghép xương cho bệnh nhi có cấu tạo khớp giả bẩm sinh khác. Trường hợp lần này là bé trai P.H.C.P (6 tuổi), đã trải qua 2 lần phẫu thuật ghép xương tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á.
Bác sĩ Tiếp cho biết đây là trường hợp điều trị thành công sau 2 lần phẫu thuật. Ở lần nhập viện này, bé được chỉ định ghép xương thêm, để củng cố thêm mật độ xương đã liền.
Bình luận (0)