Mới đây, báo cáo trên chuyên san Nature đã phản ánh một hình ảnh tương tự, sau khi kết quả khảo sát cho thấy có một bể chứa nước ngọt khổng lồ ở lớp manti, cách mặt đất từ 400 đến 600 km. Trưởng nhóm Graham Pearson của Đại học Alberta (Canada) dự đoán bể chứa này có thể lớn hơn mọi đại dương trên địa cầu cùng hợp lại.
Chứng cứ giúp các chuyên gia phát hiện kho nước ngầm khổng lồ là dựa trên kết quả phân tích khoáng chất háo nước tên ringwoodite, được tìm thấy ở vùng đệm nằm giữa lớp trên cùng và lớp dưới của manti. Theo kết quả phân tích, hàm lượng nước trong loại khoáng chất đặc biệt phải lên đến 1,5%.
Ringwoodite được đặt theo tên nhà địa chất học Ted Ringwood của Úc, người đưa ra giả thuyết rằng có một loại đá đặc biệt được tạo ra trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cực cao ở vùng chuyển tiếp của lớp manti. Đến nay giới khoa học mới tìm được loại kim cương nâu cực hiếm, từ đó giúp cung cấp chứng cứ đầu tiên về sự hiện diện của một bể chứa ngầm khổng lồ dưới lòng đất.
Thụy Miên
>> Hệ sinh thái kỳ lạ trong lòng đất
>> Bổ sung nước cho lòng đất
Bình luận (0)