Cùng với đó, số lượng tài xế tham gia lái xe công nghệ ngày càng nhiều nhưng không ít người vẫn chưa coi đây là một nghề chính thức, bởi chưa có sự thừa nhận của cả hãng xe và pháp luật.
Mệt mỏi trăm bề
Bất kỳ một ứng dụng gọi xe mới nào ra mắt, điều được quan tâm nhiều nhất chính là giá cả, mức ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng. Ít ai để ý rằng trong mô hình mới này, không chỉ khách hàng mà tài xế cũng chính là đối tác góp phần tạo nên “kiềng ba chân” giúp thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành vận tải Việt Nam.
Chỉ cần trên 18 tuổi, có phương tiện và một chiếc điện thoại thông minh, ai cũng có thể trở thành tài xế công nghệ với thu nhập từ cả chục triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản thưởng năng suất. Tuy nhiên thực tế không hề đơn giản như vậy. Số lượng tài xế ngày càng tăng lên khiến sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chưa kể mức chiết khấu cao cùng một số quy định khắt khe từ doanh nghiệp (DN), áp lực vay lãi suất ngân hàng mua phương tiện… khiến mỗi ngày ra đường của không ít tài xế thật sự trở thành “cuộc chiến sinh - tồn”.
Không chỉ đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền, tài xế công nghệ đang dần trở thành “miếng mồi ngon” của những tên tội phạm, cướp giật. Không ít trường hợp thương tâm, tài xế công nghệ bị sát hại đã xảy ra. “Đầu tiên lo chạy sao cho đủ cuối tháng trả lãi ngân hàng, mang tiền về nuôi vợ nuôi con, rồi lo bị khách quỵt tiền, giờ lại ngay ngáy lo trở thành mồi cho lũ cướp giật. Hủy nhiều cuốc thì lo mất đãi ngộ của công ty, gặp khách cà chớn cũng không dám tỏ thái độ vì sợ bị đánh giá chuyến đi. Mệt mỏi trăm bề” - anh T.M (32 tuổi, TP.HCM) có kinh nghiệm 2 năm làm xe ôm công nghệ, bộc bạch.
Cần doanh nghiệp chăm lo cho tài xế
Đau đáu với trăn trở cần một DN thực sự quan tâm, đối xử tử tế với tài xế và công nhận tài xế là một nghề như bao nghề khác, Công ty cổ phần BE GROUP, startup công nghệ VN với ứng dụng gọi xe “be” ngay từ khi thành lập đã chủ trương xây dựng các chính sách lấy tài xế làm gốc. Đại diện DN này nêu quan điểm: “be” đánh giá cao sự chuyên nghiệp, mong muốn nghề tài xế hay tài xế công nghệ không chỉ dừng lại là tên gọi của một công việc tạm thời, bán thời gian, mà sẽ trở thành một nghề nghiệp chính thức được công nhận. Bởi vậy, “be” đã xây dựng một chương trình đào tạo tự nguyện cho các đối tác tài xế để có thể nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và sự chuyên nghiệp qua mỗi khóa học. “Xác định an toàn là tiêu chí hàng đầu - “be” đến nơi, về đến chốn, “be” ý thức rằng làm khách hài lòng là tài xế, mà mất lòng khách cũng là tài xế. Do đó trong mọi chính sách, chúng tôi luôn lấy đối tác tài xế làm gốc” - vị này nhấn manh.
Đặc biệt, “be” là ứng dụng gọi xe đầu tiên xây dựng một chương trình bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện 24/7 (chi phí y tế do tai nạn, trợ cấp thu nhập khi điều trị) cho toàn bộ các đối tác tài xế khi tham gia cùng “be” ngay từ lúc đăng ký trở thành đối tác tài xế, kể cả khi đối tác online bật ứng dụng “be” nhưng đang không thực hiện cuốc xe và trong quá trình thực hiện cuốc xe. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang phối hợp cùng các đối tác ngân hàng để phát triển các gói tín dụng cá nhân, hỗ trợ đối tác tài xế tham gia cùng “be” không chỉ trong việc mua xe mà còn phục vụ cho các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống. Hiện doanh nghiệp này áp dụng mức chiết khấu chung 25% cho đối tác tài xế beBike và beCar, đi kèm với một số quyền lợi như thưởng thâm niên, chế độ phúc lợi tốt hơn một số ứng dụng khác trên thị trường.
Bình luận (0)