Bệnh gút hay viêm khớp?

12/06/2006 14:38 GMT+7

Hỏi: Tôi năm nay 47 tuổi, bị đau các đốt giữa của hai bàn tay và khớp gối bên trái từ 2-3 năm nay, tôi đã xét nghiệm máu có kết quả như sau: AST=20U/L, ALT=21U/L, URIC ACID= 294 M.mol/l , RF=24 UI/mL, ASO âm tính, VS= giờ 1: 03 mm, giờ 2: 06mm, đường= 5,3 mmol/l, Urê=6mmol/l, Creatinine=74mmol/l, SGOT=29U/L, SGPT=30U/L, PTH=37,42picog/ml. Tôi đã đi chữa nhiều nơi, nơi thì chưa bệnh gút, nơi chữa thấp khớp dạng thấp, nhưng vẫn còn đau. Xin hỏi: Tôi mắc bệnh gì và phải điều trị ở đâu? (Nguyen Khac Thuân - 35-37 Bến Chương Dương, Q.1, TP.HCM)

Đáp: Qua phân tích các XN của bạn, có thể thấy các chỉ số đó thường gặp chủ yếu ở hai nhóm bệnh gút và viêm đa khớp dạng thớp. Tuy nhiên cần phải được thăm khám và hỏi kỹ thêm một số chi tiết mới có thể đưa ra kết luận sơ bộ được.
 
- Thông thường bệnh gút trong cơn cấp đau rất dữ dội và thương chỉ ở một khớp đơn độc của bàn chân hoặc cổ chân, nhưng cũng có khi bắt đầu ở nhiều khớp giống viêm khớp dạng thấp. Cơn đau thường cách nhau bằng những quãng thời gian không đau hàng tháng cho tới hàng năm. Ngoài ra cũng có tỷ lệ tăng axit uric trong máu mà không có triệu chứng đau khớp và đây là một bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng axít trong máu, việc điều trị phải có hệ thống lâu dài và chế độ ăn uống hợp lí khi đã chẩn đoán chắc chắn là bệnh gut có triệu chứng đau khớp.

- Bệnh viêm đa khớp dạng thấp được cho là bệnh hệ thống, hay gặp nhiều ở phụ nữ tuổi trung niên và thường để lại biến chứng dính biến dạng khớp gây ảnh hưởng tới chất lượng sống. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp là: cứng khớp về buổi sáng (kéo dài trên một giờ), viêm sưng đau hạn chế vận động ở ít nhất 3 vị trí của khớp, đặc biệt là các khớp ở bàn tay như cổ, ngón tay và thường đối xứng hai bên.

- Ngoài các XN trên nếu cần thiết phải chụp X-quang bàn tay để xác định giai đoạn của bệnh.

- Điều trị: Các bệnh khớp nói chung đều phải sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, có nhiều tác dụng phụ, bên cạnh đó mỗi loại viêm khớp lại có những đặc trị riêng vì vậy bạn nên đi khám chuyên khoa nội khớp để xác định thật chính xác trước khi sử dụng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, luyện tập cũng rất quan trọng, bạn có thể tham khảo thêmchế độ ăn và luyên tập với bệnh khớp để có các biện pháp hỗ trợ hữu hiệu hơn…

BS Bạch Long

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.