Bệnh tay chân miệng gia tăng nhưng thiếu thuốc điều trị

Duy Tính
Duy Tính
05/10/2020 04:51 GMT+7

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay toàn địa bàn TP có 6.358 ca bệnh tay chân miệng (TCM).

Số ca bệnh TCM trong tuần qua ghi nhận 640 ca, cao nhất trong các tuần tính từ đầu năm đến nay. Đã có 19 quận, huyện có số ca bệnh gia tăng và đang ở mức độ cảnh báo cao.
Hiện nay do trẻ em, học sinh tập trung đi học trở lại, là thời điểm TCM có thể bùng phát, đặc biệt là ở trường mẫu giáo, nhóm trẻ. HCDC khuyến cáo người dân cần vệ sinh tay chân, nhà cửa, đồ chơi cho trẻ sạch sẽ.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh để hạn chế lây lan.

Cách nhận biết và phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 cũng cho biết số ca bệnh vào viện bắt đầu gia tăng. Tuy nhiên, loại thuốc điều trị chống co giật cho bệnh nhi TCM là phenobarbita đã hết. Thuốc được nhập về có hạn dùng đến 27.9 và công ty cung cấp thông báo chưa nhập về được.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1), loại thuốc này được sử dụng cho đa số bệnh nhân TCM (từ độ 2A, 2B). Thuốc không chỉ dành riêng chống co giật cho trẻ mắc TCM, mà còn chống co giật cho trẻ sơ sinh và người lớn. Nếu không có thuốc này thì việc theo dõi trẻ TCM vất vả hơn, mặt khác thì phải dùng loại chế phẩm máu (gamma) có chi phí rất cao và nguy cơ ngưng thở do ức chế hô hấp. Bệnh viện đã báo cáo tình hình cho Sở Y tế TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.